Haiyen.life dành bài viết này để kỷ niệm 110 năm ngày sinh của nhà văn Vũ Bằng: 3 tháng 6 năm 1913 – Ngày 3 tháng 6 năm 2023.

Nhà văn Vũ Bằng có họ tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng. Ông là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam với sở trường ở các mảng truyện ngắn, tùy bút và bút ký. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn để làm báo, đồng thời làm hoạt động tình báo. Bằng ngòi bút điêu luyện, ông đã để lại những tác phẩm nổi bật, mang đậm dấu ấn cá nhân.

Các bút danh khác của Vũ Bằng

Ông đã từng sử dụng nhiều bút danh khác nhau trong cuộc đời cầm bút
Ông đã từng sử dụng nhiều bút danh khác nhau trong cuộc đời cầm bút
  • Tiêu Liêu;
  • Vịt con;
  • Thiên Thư;
  • Vạn Lý Trình;
  • Lê Tâm;
  • Hoàng Thị Trâm;

Tiểu sử Vũ Bằng nhà văn

Ông sinh ra tại một gia đình có truyền thống Nho học tại Hà Nội, quê gốc tại Hải Dương. Thời niên thiếu, ông theo học tại Trường Trung học Albert Sarraut, và tốt nghiệp bằng tú tài của Pháp. Với tính cách cởi mở, thanh lịch, ông có nhiều bạn bè. Và được gọi bằng biệt danh: Người đàn ông quý tộc.

Cha mất sớm, nhưng mẹ Vũ Bằng là người tần tảo lại có cửa hàng ở phố Hàng Gai nên ông không phải sống cảnh thiếu thốn. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã mê văn chương, viết báo. Đến năm 16 tuổi, ông có truyện ngắn đăng báo và ngay lập tức lao vào nghề văn chương. Với sự nghiệp, ông theo đuổi thực sự vì đam mê chứ không phải vì mưu sinh như nhiều bạn đương thời.

Ông từng có 2 người vợ. Vợ đầu là bà Nguyễn Thị Quỳ người Bắc Ninh. Đến năm 1967 bà mất khi ông đang hoạt động tình báo trong Sài Gòn. Sau này, ông cưới Bà Phấn tại Sài Gòn.

Bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về tiểu sử nhà văn Vũ Bằng tại đây.

Qua đời và truy tặng giải thưởng

Ông mất vào lúc 4 giờ 30 phút ngày 7/4/1984 tại Sài Gòn. Đến ngày 13/2/2007, ông được truy tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.

Sự nghiệp văn chương, phong cách nghệ thuật của Vũ Bằng

Sự nghiệp văn chương

Truyện ngắn đầu tiên của ông được đăng báo là Lọ Văn. Ngay từ khi còn rất trẻ, ông cũng trở thành chủ bút của tờ “Tiểu thuyết thứ bảy”, và làm thư ký cho tờ “Trung Bắc Chủ Nhật”. Đồng thời, Vũ Bằng cũng cộng tác với nhiều tờ báo lớn ở cả Hà Nội và Sài Gòn.

Vũ Bằng viết văn vì đam mê thực sự, không phải vì mưu sinh
Vũ Bằng viết văn vì đam mê thực sự, không phải vì mưu sinh

Mặc cho mẹ hết sức can ngăn, mong muốn ông đi Pháp học bác sĩ, Vũ Bằng vẫn trung thành với nghiệp văn chương. Sau khi xuất bản được một số tác phẩm, ông nhanh chóng sa vào lĩnh vực ăn chơi thuộc dạng khét tiếng. Giai đoạn 1934-1935, ông nghiện Á Phiện rất nặng. Và tình trạng này kéo dài suốt 5 năm.

Sau này, ông cai được nhờ gia đình giúp sức động viên. Nên ông đã viết cả một cuốn tự truyện mang tên “Cai”.

Sau năm 1954, Vũ Bằng di cư vào nam và viết văn, làm báo tại Việt Tấn Xã. Lúc này ông chuyên về việc dịch thuật hơn sáng tác.

Một số bài viết về các nhân vật thú vị:

Quan điểm sáng tác

Tác phẩm để đời của nhà văn Vũ Bằng, viết về vợ của ông
Tác phẩm để đời của nhà văn Vũ Bằng, viết về vợ của ông

Đối với ông, báo chính là một nghề. Còn văn chương là tâm hồn ý chí. Ông xem viết báo như nghề của mình, còn tâm hồn, ý chí của ông gửi toàn vẹn cho văn chương. Nó không phải thứ để giúp ông mưu sinh như nhiều nhà văn cùng thời.

Phong cách nghệ thuật của Vũ Bằng

Ông là người đi tiên phong, được xem là tác giả tiêu biểu nhất viết về xu hướng ẩm thực. Trong văn của ông, chúng ta có thể thấy được sự trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, bốn mùa, thiên nhiên, xứ sở.

Một điểm hấp dẫn trong văn của Vũ Bằng chính là những câu văn tràn đầy cảm xúc, sự tinh tế. Có thể nói, giọng văn trữ tình của ông đã định hình lên một lối viết trữ tình, độc đáo.

Vũ Bằng tác phẩm tiêu biểu

Cùng tìm hiểu về những tác phẩm nổi bật của nhà văn này nhé.

Vũ Bằng Thương nhớ mười hai

Đây là dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp văn chương của ông, nó thể hiện rõ tâm tư cũng như phong cách viết của nhà văn. Nội dung sách ông viết về hình ảnh của người vợ tên Quỳ, đang ở bên kia vỹ tuyến trong thời gian ông làm tình báo ở Sài Gòn.

Bỏ qua bối cảnh, sự ảnh hưởng của chính trị, ông bày tỏ rất rõ tâm sự của một người con miền Bắc nhớ quê hương da diết. Chính tấm lòng ấy, cùng với bút pháp tài hoa đã làm nên tác phẩm để đời của ông.

Miếng ngon Hà Nội

Trên nhiều trang, mọi người nhầm tên gọi của cuốn sách này là Vũ Bằng món ngon Hà Nội. Tuy nhiên tên chính xác của nó là Miếng ngon Hà Nội.

Xuất bản lần đầu tiên vào năm 1957, đây là tác phẩm bút ký của nhà văn. Qua đó ông thể hiện được giọng văn hay, độ sành ăn của mình. Đồng thời giới thiệu những món ngon hấp dẫn của vùng đất nơi mình sinh ra.

>> Bài viết nổi bật: Thị tẩm là gì và những điều cần biết.

Nhà văn Vũ Bằng và những chuyện chưa kể

Ông là người đã phát hiện và nâng đỡ Nam Cao, Tô Hoài

Chính Vũ Bằng là người phát hiện ra nhà văn Nam Cao
Chính Vũ Bằng là người phát hiện ra nhà văn Nam Cao

Vũ Bằng là cây bút tiêu biểu, nổi tiếng và khẳng định dấu ấn cá nhân của mình từ rất sớm. Theo đó, ông chính là người đã chọn ra một bản thảo bị vứt vào sọt rác của Nam Cao. Sau đó cho đăng và nâng đỡ nhà văn tài hoa của chúng ta trong những ngày đầu sự nghiệp.

Trong thời gian làm cho Tiểu thuyết thứ bảy, Vũ Bằng cũng phát hiện tài năng của Tô Hoài. Cùng với đó, giúp đỡ rất nhiều người trở thành những nhà văn tên tuổi, có dấu ấn sau này.

Và câu chuyện cuộc đời ẩn sau lớp sương mù

Từ bị nghi là Nhà văn quay lưng với cách mạng

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, Vũ Bằng phải đối diện với một định kiến lớn. Nhiều người cho rằng ông là nhà văn quay lưng với cách mạng, ôm chân đế quốc, quay lưng lại với sự tự do, lòng yêu dân tộc.

Nguyên nhân là Vũ Bằng từng sống trong SÀi Gòn hơn 30 năm. Ông ở dưới vỏ bọc một nhà văn quay lưng với cách mạng để hoạt động tình báo. Điều này cũng khiến ông chịu nhiều điều tiếng của bạn văn, người đời.

Những tác phẩm của ông từng bị e dè vì tiếng "Dinh Tê" của ông
Những tác phẩm của ông từng bị e dè vì tiếng “Dinh Tê” của ông

Sau khi đất nước thống nhất, ông vẫn mang trên mình cái tiếng là kẻ “Dinh Tê”. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có cả sự đứt đoạn đường dây tình báo nên điều này rất khó gột rửa.

Âm thầm chịu đựng sự hàm oan

Vũ Bằng đã âm thầm chịu đựng, sau đó trút nỗi niềm của mình trong những trang viết đầy tài hoa. Thậm chí ông còn gửi tình yêu, nỗi nhớ của mình và cả những nỗi đau đớn vào trang viết để tạo nên những tác phẩm bất hủ.

Chịu đựng nỗi oan khuất lớn đến vậy, ông chưa bao giờ lên tiếng để nỏi về mình. Chỉ đến những năm 90, khi những tài liệu mật về hoạt động tình báo của ông được công bố, những hàm oan mới được gột rửa.

Cái oan của ông chỉ được gột rửa khi ông đã nằm sâu dưới 3 tấc đất
Cái oan của ông chỉ được gột rửa khi ông đã nằm sâu dưới 3 tấc đất

Dù vậy, gia đình ông cũng đã phải chịu rất nhiều nỗi hàm oan khổ đau vì cái tiếng “Dinh Tê” năm xưa. Và cái án phản động ấy cũng theo ông cho đến lúc xuống mồ với nhiều đớn đau không được giải.