Nhà văn Ma Văn Kháng là một trong những tác giả đầu tiên của thời kỳ đổi mới trong văn học. Cùng đọc review sách Mùa lá rụng trong vườn của ông nhé. Hải Yến Life sẽ giúp bạn hiểu hơn về một tác phẩm tuyệt vời, một nhà văn đại tài với vốn sống lớn đấy.

Giới thiệu tác giả mùa lá rụng trong vườn

Đứng sau cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này là nhà văn Ma Văn Kháng. Sinh ra ở Hà Nội, ông lên làm giáo viên môn văn tại một trường phổ thông thuộc thị xã Lào Cai. Chính vì cơ duyên này, ông viết rất nhiều về cuộc sống, thiên nhiên, con người ở vùng núi non. Mùa lá rụng trong vườn là tác phẩm hiếm hoi ông viết về đời sống con người tại Hà Nội.

Bìa sách Mùa lá rụng trong vườn
Bìa sách Mùa lá rụng trong vườn

Ma Văn Kháng là nhà văn đóng góp rất nhiều cho nền văn học nước nhà, hầu hết tác phẩm của ông đều được đánh giá là xuất sắc. Như Mùa lá rụng trong vương, Đám cưới không có giấy giá thú, Vùng biên ải, Mưa mùa hạ…

Review sách Mùa lá rụng trong vườn

Tóm tắt sách Mùa lá rụng trong vườn

Tác phẩm này lấy bối cảnh của Hà Nội trong những năm tháng sau chiến tranh. Chuyện kể về gia đình ông Bằng – một nhân viên bưu điện đã nghỉ hưu, đang sinh sống tại Hà Nội. Ông có tổng cộng 5 người con trai.

Con cả Tường đã hy sinh nơi chiến trường, vợ anh là Hoài đã tái giá nhưng vẫn qua lại thân tình. Con thứ hai là Đông, trung tá xuất ngũ có vợ là Lý – một phụ nữ sắc sảo, khôn ngoan. Con thứ ba của ông là Luận – 1 nhà báo luôn luôn trăn trở về cuộc sống. Vợ anh, chị Phượng là một người phụ nữ tốt bụng, dịu hiền.

Trái ngược với những người anh, con thứ 4 trong nhà là Cừ – một người ngỗ ngược, không nghe lời cha mẹ. Cừ ương bướng và phá phách đến mức từng bị đuổi khỏi quân đội. Còn con Út – Cần đang đi học ở Liên Xô và chuẩn bị về nước.

Một cảnh phim tiêu biểu trên phim mùa lá rụng trong vườn
Một cảnh phim tiêu biểu trên phim mùa lá rụng trong vườn

Ông Bằng sống cùng gia đình 2 người con trai lớn tại Hà Nội. Căn nhà tĩnh lặng đã bắt đầu có nhiều xáo trộn sau khi Cừ nghỉ việc ở xí nghiệp, bỏ lại vợ con và trốn sang Canada. Đau đớn hơn sau đó, Cừ đã viết một lá thư xin lỗi ba và uống thuốc độc tự sát. Chính vì tin này, ông Bằng đã sốc phải nhập viện, sau đó qua đời.

Hết chuyện này đến chuyện kia, ngôi nhà nề nếp của ông Bằng đã thực sự trải qua những ngày bão tố. Sau cái chết của Cừ, đến lượt Lý cặp bồ với ông trưởng phòng, vùi mình vào những cuộc ăn chơi hưởng lạc.

Câu chuyện kết thúc trong căn nhà vào một ngày giáp Tết. Đó là khi cả nhà nhận được lá thư của Lý – nói rằng chị đã nhận ra sai lầm của mình và mong muốn được trở về.

>>> Tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Tuân.

Giá trị hiện thực quý báu của cuốn sách Mùa lá rụng trong vườn

Những biến đổi của con người trước thời đại và cám dỗ

Cuốn tiểu thuyết này bắt đầu bằng hình ảnh cả gia đình đang chuẩn bị, mua sắm trong những ngày giáp Tết. Những hình ảnh tỉ mỉ, cầu kỳ, đầy yêu thương của hai người con dâu là Lý và Phượng đã được thể hiện khéo léo.

Lý là người phụ nữ chuẩn mực, khéo léo, rõ quy củ, giỏi giang, tỉ mỉ và sắc sao. Không ở lĩnh vực vực nào Lý hiện lên vẻ đẹp toàn diện như vậy. Chị thực hiện những công việc thường ngày với sự say mê vô tận, tận tụy hết mình. Mà ở đó, chúng ta không thể tìm thấy một chút dấu vết của tắc trách, cẩu thả, tùy tiện. Tất cả việc chị làm đều có thể nói là đạt đến mức toàn vẹn.

Cuốn sách này là những điều đau đáu về thời cuộc
Cuốn sách này là những điều đau đáu về thời cuộc

Ấy vậy mà sau cái Tết kia, người đàn bà toàn vẹn đó bỗng trở thành một người hoàn toàn khác. Lý không còn chấp nhận sự hy sinh, thiệt thòi như trước. Chị đòi hỏi nhiều hơn, mong muốn có được tất cả. Lý thích thể hiện, thích mình phải nổi bật nên mọi cử chỉ, hành vi của chị đều ẩn chứa sự toan tính kỹ càng đến đau lòng.

Nhưng bản chất Lý vốn là người đàn bà ít học, chị không có được định hướng rõ ràng cũng như chỗ dựa về tinh thần. Sự chán chường về người chồng đã khiến Lý bị cám dỗ, quyết định bỏ đi với tên trưởng phòng chị từng rất ghét.

Lý thay đổi hay cả thời cuộc thay đổi?

Không chỉ có riêng Lý, tất cả những người trong căn nhà ấy, cả thời đại đã thực sự thay đổi. Những thay đổi dù nhỏ hay lớn đều góp phần tạo nên chấn động lớn trong căn nhà của ông Bằng.

Những thành viên từng gắn kết đã dần dần xa cách, tác động vào quan điểm và lối sống tưởng chừng rất bền vững của gia đình đó. Ông Bằng đã cố gắng, nhưng vẫn không thể nào làm tổ ấm gia đình ngừng rạn nứt.

Một xã hội thu nhỏ trong từng trang sách

Rất nhiều nhân vật trong cuốn sách này vỡ mộng. Cừ tan nát giấc mơ về miền đất hứa, Lý nhận ra cuộc sống của một người đàn bà xa gia đình cũng chẳng dễ dàng gì.

Câu chuyện trong cuốn sách này kết thúc khi mọi người sum họp lại trong đêm 30 Tết. Đó cũng là thời điểm gia đình nhận được thư Lý gửi về với không khí nửa vui nửa buồn.

Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim với nhiều hình ảnh xúc động
Tác phẩm đã được chuyển thể thành phim với nhiều hình ảnh xúc động

Mượn bối cảnh xã hội buổi giao thời, cuốn sách này của Ma Văn Kháng đã nêu lên một thực trạng đáng báo động. Đó là con người có lối sống ích kỷ, chạy theo dục vọng cá nhân mà quên đi những chuẩn mực về đạo đức, xã hội, gia đình.

Và bạn biết không, chín điều đó đang hàng ngày, hàng giờ làm băng hoại những mối quan hệ gia đình bền chặt.

Nếu bạn yêu những trang văn thấm đẫm hơi thở của Ma Văn Kháng, hãy dừng lại một chút để đọc quyển sách tuyệt vời này nhé.