Đạt đến vị trí mọi nữ nhân mơ ước, Kế hoàng hậu cũng từng được phu quân của mình hết mực sủng ái. Nhưng cuối cùng, bà lại trở thành hoàng hậu đáng thương nhất nhà Thanh. Thậm chí tang lễ của bà cũng diễn ra sơ sài, không có thuỵ hiệu. Người con trai duy nhất còn lại của Kế hậu cũng không được yêu thương, chết đi trong lặng lẽ như mẹ.

Điều gì đã xảy ra trong những năm cuối cuộc đời của Kế hậu? Đây vẫn là điều khiến người đương thời, các sử gia không khỏi băn khoăn. Cùng https://haiyen.life/ đọc bài viết này để có thêm thông tin về bà nhé.

Đôi dòng về thân thế của Kế Hoàng Hậu

Kế Hậu (11/3/1718 – 19/8/1766) là hoàng hậu thứ 2 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế. Trong suốt lịch sử nhà Thanh, bà là hoàng hậu duy nhất không có thuỵ hiệu. Cách gọi Kế hậu hay Kế HH của bà chỉ việc bà là hoàng hậu kế tiếp, hoàng hậu thứ 2 chứ không phải thuỵ hiệu. 

Cuộc đời của Kế hậu đã khiến nhiều người tò mò
Cuộc đời của Kế hậu đã khiến nhiều người tò mò

Trong Thanh Sử Cảo, bà được gọi là  Ô Lạp Na Lạp thị; 烏拉那拉氏. Tuy nhiên, sự thật bà thuộc dòng họ Huy Phát Na Lạp thị; 輝發那拉氏. Các sách sử đương thời cũng gọi bà với nhiều tên gọi khác nhau như:

  • Na Lạp Hoàng hậu.
  • Nạp Lan Hoàng hậu.
  • Thanh Cao Tông Hoàng Hậu.
  • Ô Lạp Na Lạp Thị Hoàng Hậu.
  • Kế Hậu.
  • Kế Hoàng Hậu.

Thời gian Na Lạp thị vào phủ của Bảo Thân Vương chưa rõ vì khiếm khuyết tư liệu. Nhưng từ Trắc Phúc Tấn, bà được tấn lên Phi rồi Quý Phi, Hoàng Quý Phi Nhiếp lục cung sự và cuối cùng là Hoàng Hậu.

Bức chân dung được cho là của Kế Hậu
Bức chân dung được cho là của Kế Hậu

Sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng Hậu mất chưa được 5 tháng, Càn Long đã tuyên bố Na Lạp Thị sẽ là người kế vị trung cung. Lúc này bà được phong làm Hoàng Quý Phi, rồi chính Càn Long tạo ra danh hiệu Hoàng Quý Phi Nhiếp lục cung sự với lễ nghi án theo lễ lập Hậu cho bà. Có thể khẳng định, quy cách lễ nghi bà được hưởng năm đó là chưa từng có trong lịch sử nhà Thanh.

Kể sơ về Kế Hoàng hậu là ai như vậy có lẽ đã đủ. Nếu bạn muốn cập nhật thêm, có thể tìm hiểu trong link wikipeida về Kế Hoàng Hậu Ô Lạp Na Lạp Thị nhé.

Và câu chuyện thất sủng chỉ sau một đêm

Vinh sủng phi thường của Kế Hậu

Nhắc đến Kế Hậu – Nhàn Phi, nhiều người chỉ nhớ đến bà là người đau khổ khi cuối đời bị ruồng bỏ. Nhưng sự thật về bà là bà đã có một thời gian nhận được vinh sủng phi thường từ quân vương.

Càn Long Đế từng có thời gian ấm áp với Kế hậu của mình
Càn Long Đế từng có thời gian ấm áp với Kế hậu của mình

Ở thời phong kiến, nữ nhân chỉ 14 tuổi đã thành hôn sau đó bắt đầu sinh con đẻ cái. Na Lạp Thị được lập hậu khi đã ngoài 30 và chưa từng sinh dục con cái. Thậm chí nữ nhân như vậy thời đó được coi là vô sinh. Chừng đó là đủ để thấy trong mắt Càn Long, Na Lạp Thị được đánh giá cao đến thế nào.

Sau khi trở thành hoàng hậu, Na Lạp thị được Càn Long sủng ái đặc biệt. Thực sự xuân phong đắc ý, vinh quang phi thường. Càn Long cũng nâng đãi ngộ của hoàng hậu lên rất nhiều so với Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu trước đó. Và gia đình bà cũng được thiện đãi, trở thành một trong những tông thất cao quý bậc nhất.

Từ khi ngồi lên vị Hậu, bà luôn có mặt trong các dịp Càn Long bái yết tông miếu. Những lần ông đi ngao du Giang Nam, Ngũ Đài Sơn, Tây Nam bà cũng đều đi cùng. Các phi tần đi theo sẽ có lúc người này, lúc người kia, chỉ riêng Kế hậu là không thể thiếu. Có thể thấy, giữa bà và Hoàng đế thực sự gần gũi, thân mật.

Na Lạp Hoàng hậu thất sủng chỉ trong 1 đêm

Sự việc Thanh Cao Tông Hoàng hậu trong chuyến nam tuần vào năm Càn Long thứ 30 đột ngột thất sủng, bị đưa về cung đã khiến hậu thế nghi ngờ. Ở đây, mình lựa chọn từ Thất sủng, không phải bị trừng phạt. Nguyên nhân vốn dĩ bà không có tội, không phạm tội, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc đó.

Theo sử sách ghi lại, Kế hậu Na Lạp thị thực sự thất sủng vào ngày 18/11 âm lịch năm Càn Long thứ 30. Còn trước đó, tình cảm giữa hai người thật sự ấm áp, luôn ở bên nhau. Một vài điều sau đây có thể chứng minh được điều đó:

  • Càn Long thường xuyên để Kế hậu giúp ông sửa quần áo, trang phục. Theo Thanh Sử cảo ghi lại, chỉ có 2 người được Càn Long để sửa quần áo là Kế hậu và Thận tần – người được bà dạy dỗ quy củ.
  • Năm Càn Long thứ 28, dù Hoàng hậu đã lớn tuổi nhưng Càn Long vẫn làm thơ, ca ngợi nhan sắc của bà.
  • 2 người thường xuyên ở bên nhau, trong bất kỳ chuyến tuần du, du ngoạn nào của Hoàng đế bà đều có mặt.
  • Đến tận chuyến Nam tuần năm ấy, Càn Long vẫn luôn đối xử rất tốt với Kế hậu. Trong chuyến Nam tuần ghi lại những thiện đãi của Càn Long với bà như sau:
  1. Ngày 18/1 thưởng thiện cho Hoàng Hậu (bà là người duy nhất được thưởng thiện).

  2. Ngày 9/2, Khánh phi dâng món thịt heo thái sợi nhất phẩm, Hoàng thượng thưởng cho hoàng hậu.

  3. Ngày 14/2 tại hành cung Tây Hồ truyền phủ dịch Tô Châu thực hiện làm món gà ngũ vị hương, nấu tổ yến cho Hoàng hậu ăn.

  4. Ngày 18/2, trước khi ăn thưởng Hoàng hậu 1 món, sau khi ăn thưởng thêm 1 món.

Nhân vật Như Ý - Kế hậu do Châu Tấn thủ vai
Nhân vật Như Ý – Kế hậu do Châu Tấn thủ vai

Nhưng kể từ ngày 18/2, mọi sự dần dần trở nên bi kịch. Trong chỉ dụ, Càn Long từng nói: “Hoàng hậu tự ý cắt tóc, ý muốn xuất gia“.

Trong lá thư Càn Long viết cho Nột Tô Khẳng – cháu của Kế Hậu, ông cũng khẳng định: “Hoàng hậu muốn làm ni, làm bừa cắt tóc”.

Trong khi đó, việc cắt tóc của người Mãn là tối kỵ, chỉ được làm khi để tang. Và điều này đã khiến Càn Long nổi giận, dẫn đến sự việc thất sủng năm đó.

Nguyên do Kế hoàng hậu cắt tóc muốn xuất gia

Nguyên nhân của việc này, đến nay không ai rõ. Thậm chí Càn Long cũng chưa bao giờ biết được sự thật ẩn sau chuyện này là gì. Đến khi xảy ra chuyện, ông vô cùng bàng hoàng. Nhiều nguồn suy đoán rằng, đêm đó Càn Long thực sự muốn níu kéo mọi chuyện.

Nguyên nhân là ông ngay lập tức cho người đưa Kế hậu hồi cung. Đó cũng là người thân tín – phò mã Phúc Long An. Ông sợ rằng nếu nhiều người biết được, giữa 2 người sẽ không còn gì có thể cứu vãn được nữa.

Hình ảnh Kế hậu trên phim
Hình ảnh Kế hậu trên phim

Sau khi đưa Kế hậu hồi cung, không cho phép công chúa, a ca gặp mặt, sợ bọn nhỏ biết chuyện. Trong khi đó vẫn giữ nguyên phân lệ của bà.

Đến một thời gian sau, dường  như đã có người biết chuyện. Nên Càn Long quyết định trừng phạt bà. Ông quyết định cắt giảm người hầu, chỉ chừa lại 2 cung nữ đáng tin ở Dực Khôn Cung, cùng với 10 thái giám.

Chúng ta vẫn không thể biết vì sao Kế hậu muốn cắt tóc đi tu
Chúng ta vẫn không thể biết vì sao Kế hậu muốn cắt tóc đi tu

Ông để bà ở lại hậu điện của Dực Khôn Cung để dưỡng bệnh. Tiền đề để có thể tuyên bố bà bị điên sau này.

Những bài viết liên quan:

Càn Long và thái độ với câu chuyện Kế hậu cắt tóc

Chúng ta, những sử gia và cả người đương thời đều đoán trước, đồn sau về lý do Kế hậu cắt tóc. Nhưng dường như, mọi chuyện đã không còn làm bà quan tâm ở thời điểm đó nữa.

Đối với câu chuyện này, Càn Long có lẽ rất hận bà. Thực sự làm sao hắn có thể không hận đây? Hắn cả đời tự cao, xưng mình thập toàn thập mỹ. Vậy mà người phụ nữ kia lại không màng đến hắn, không màng tới vinh quang tột cùng hắn mang lại, rũ bỏ hắn không rõ lý do.

Càn Long trừng phạt Hoàng hậu của mình, nhưng có lẽ hắn luôn canh cánh trong lòng. Không dám thể hiện với người ngoài, ông lẳng lặng truyền những người thân tín đi điều tra, dò hỏi để mong có được câu trả lời về hành động của Hoàng hậu đêm đó.

Nhưng đáng tiếc, đến tận cuối cùng vẫn không thể tìm ra. Trong phần “Châu phê” (rất ít người có thể tiếp cận”, dường như Càn Long đã vô tình để lộ phần yếu đuối của mình qua những lời phê sau:

Bọn chúng (những cung nữ ở cùng Kế hậu đêm đó) tại sao không để ý đến nàng? Nàng bảo bọn chúng đi ra ngoài, sao chúng lại dám đi ra ngoài chứ? Nếu nàng muốn tự sát, bọn chúng sẽ ăn nói thế nào với trẫm.

Nguyên nhân là đêm đó khi cắt tóc, Kế hậu đã lệnh cho 3 cung nữ hầu cận mình ra ngoài. Sau đó âm thầm tự mình cắt tóc. Có lẽ bà không muốn liên lụy đến những cung nữ đã ở bên mình, hầu cận mình rất lâu.

Đối với chuyện bà muốn cắt tóc, Càn Long luôn nhất mực lạnh lùng. Nhưng ông đã nói một câu như sau:

“Hoàng hậu lần này cắt tóc, thật sự kỳ quái. Có lẽ nàng ấy ngày thường, vẫn luôn hận trẫm rất sâu”.

Điều đó đã phần nào thể hiện, Càn Long thực sự canh cánh về lý do Thê tử của mình đoạn tuyệt. Nhưng ngay cả ông cũng không biết được nguyên do hoàng hậu làm vậy là gì, hậu thế chúng ta chỉ có thể đồn đoán mà thôi.

Một vài nhân vật nổi tiếng khác:

Vì sao Kế Hậu đột ngột thất sủng?

Sự việc Kế Hậu cắt tóc, đột ngột thất sủng vẫn luôn là kỳ án gây tranh cãi. Xoay quanh sự việc này, có rất nhiều bán tán của cả sử gia, người đương thời lẫn hậu thế. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng tìm hiểu một vài giả thuyết đang được bàn tán nhiều nhất để lược  bớt hồ nghi nhé.

Một số nghi án được nhiều người nhắc đến

Kế Hoàng hậu thất sủng vì phản đối tấn phong Ngụy Thị làm Hoàng Quý Phi

Mối quan hệ giữa Kế hoàng hậu và Lệnh phi vẫn khiến nhiều người tò mò
Mối quan hệ giữa Kế hoàng hậu và Lệnh phi vẫn khiến nhiều người tò mò

Mối quan hệ giữa Kế Hoàng hậu và Lệnh Phi đã được đem ra mổ xẻ rất nhiều sau khi 2 bộ phim Như Ý Truyện và Diên Hy Công Lược lên sóng. Không ít người cho rằng, đây chính là nguyên nhân khiến Hoàng hậu thất sủng.

Nhà nghiên cứu Từ Quảng Nguyên đã nói về nghi án này như sau:

“Có người nói Kế Hoàng hậu Nhàn phi phản đối tấn cho Lệnh Phi lên Hoàng Quý Phi. Bà phản đối bằng cách cắt tóc. Điều này khiến ta không thể đồng ý.

  • Chế độ hậu phi Thanh Triều dưới Hoàng hậu sẽ có 1 Hoàng quý phi. Lúc ấy không có Hoàng quý phi, tấn phong cho Lệnh Phi là hợp với quy định.
  • Việc Hoàng đế tấn phong phi tần vốn không cần phải bàn luận hay thông qua Hoàng hậu.
  • Hoàng hậu vốn không có quyền lực đủ để tham gia, ngăn cản ý kiến khi Hoàng đế muốn Tấn phong Phi Tần.
  • Na Lạp Hoàng hậu vốn nổi tiếng là người am tường cung chế, nhàn lễ pháp, minh đại nghĩa (tức thuần thục lễ pháp, am tường cung quy, hiểu biết nghĩa lớn). Bà sẽ không vì suy nghĩ của mình mà phản đối việc tấn phong.”

Do bà hãm hại Thập lục a ca

Đây cũng là một trong những thuyết vô lý, lại được nhắc đến nhiều nhất. Trong sử ghi lại, Thập lục a ca vốn chết do chủng đậu mùa, cơ thể không đủ sức kháng được vắc xin nên chết. Cụ thể như sau:

“Ngày 6 tháng 2 năm Càn Long thứ 30, Thập Lục a ca được tiến hành chủng đậu. Từ đó phát bệnh, đến ngày 27/2 tạm khỏi. 28/2 bệnh tái phát, trở nặng đến ngày 17/3 thì qua đời.”

Việc trẻ nhỏ qua đời vì chủng đậu ở thời phong kiến rất phổ biến. Nên thuyết a ca bị hoàng hậu hại vốn không có cơ sở.

Bà trộm đông châu nên bị thất sủng

Rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra về việc Kế hậu thất sủng
Rất nhiều giả thuyết đã được đặt ra về việc Kế hậu thất sủng

Có một vài câu chuyện truyền miệng dân gian cho rằng, Kế hậu thất sủng vì trộm đông châu của Hoàng đế và bị phát hiện. Thuyết này đã bị bác bỏ hoàn toàn bởi những nhà sử học, không có bất kỳ tài liệu nào trong sử sách ghi lại thông tin đó.

Một số câu hỏi về Kế Hoàng Hậu

Kế hoàng hậu là người như thế nào?

Sau khi phim Hậu cung Như Ý truyện phát sóng, rất nhiều thông tin xoay quanh nhân vật Kế hậu được đem ra mổ xẻ. Có người bênh vực bà, nhưng cũng không ít người cho rằng hẳn bà đã rất độc ác nên Càn Long mới trừng phạt bà đến vậy.

Kế Hoàng hậu thật sự là người như thế nào sẽ mãi là câu hỏi bí ẩn của lịch sử phong kiến. Tuy nhiên, những ghi chép của sử gia đương thời cho thấy kể từ khi trở thành Trắc Phúc tấn, bà đã luôn ôn nhu uyển thuận, xứng đáng ngồi vào vị trí Trung Cung.

Trong thời gian bà làm hoàng hậu cai quản lục cung, các phi tần đều được hưởng ơn mưa móc, sinh dục con cái rất nhiều. Điều này chứng tỏ tin đồn bà độc chiếm sủng ái của vua, áp chế các phi tần khác là không có cơ sở.

Kế Hoàng hậu ở cung nào?

Kế hậu được ghi nhận sống tại Dực Khôn Cung
Kế hậu được ghi nhận sống tại Dực Khôn Cung

Ghi nhận cho thấy, phần lớn thời gian làm hoàng hậu bà sống trong Dực Khôn Cung. Đây là một trong những cung lớn, thường là nơi ở của những sủng phi, được hoàng đế yêu thương nhiều.

Kế Hoàng hậu tên thật là gì?

Thực chất, những ghi chép về tên thật của bà không hề được ghi lại. Nguyên nhân là do thời nhà Thanh, thân phận nữ nhi không cao và thường phụ thuộc vào họ, dòng tộc. Thông thường sách sử chỉ ghi lại họ của nữ nhân mà thôi. Ngay cả Hiếu Hiền Hoàng Hậu, Tuệ Hiền Hoàng quý phi cũng không ngoại lệ.

Kế Hoàng Hậu có con không?

Một điều khá ngạc nhiên là sau khi trở thành Hoàng Hậu, Na Lạp Thị liên tiếp sinh dục được 3 người con. Trong đó có 2 hoàng tử và một công chúa. Tuy nhiên chỉ có người con trai lớn nhất là sống sót qua tuổi thành niên. 2 hài nhi còn lại yểu mệnh rất sớm.

Kế Hoàng hậu được chôn ở đâu?

Sau khi bà qua đời, Càn Long đã an táng bà vào tòa Minh Lâu, chung với Thuần Huệ Hoàng Quý Phi. Điều này là trái với điều lệ của nhà Thanh.

Sau khi chết, bà được táng phụ vào Minh Lâu của Thuần Huệ Hoàng Quý Phi
Sau khi chết, bà được táng phụ vào Minh Lâu của Thuần Huệ Hoàng Quý Phi

Phong vị thấp nhất bà từng thụ phong là Nhàn Phi, theo đó bà phải có lăng mộ riêng. Tuy nhiên, bà lại được an táng “ké” vào trong tòa Minh Lâu của Thuần Huệ Hoàng Quý Phi.

Mộ của Kế Hoàng Hậu vốn được coi là quá sơ sài so với danh vị bà từng có. Điều này khiến không ít hậu thế đau lòng, cảm thương cho một người phụ nữ từng ở vinh sủng tột bậc khiến vạn người thèm muốn.

Tạm kết

Hình ảnh Kế hậu xinh đẹp trên phim
Hình ảnh Kế hậu xinh đẹp trên phim

Như vậy, mình đã cùng nhau tìm hiểu đôi chút thông tin về Kế Hoàng Hậu. Hy vọng bài viết này hữu ích đối với bạn.

Trong bài viết có sử dụng nhiều thông tin tổng hợp từ internet và page: Trà chanh trà đá chém gió hậu cung.