Bài viết này của Haiyenlife nhằm kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Tản Đà (19 tháng 5 năm 1889).

Tản Đà – tên chữ Hán là 傘沱. Không chỉ là nhà thơ, ông còn là nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng với những tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân. Trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20, nhà thơ Tản Đà đã trở thành cái tên nổi tiếng với khả năng sáng tác dồi dào, tinh thần văn chương như một ngôi sao sáng.

Tản Đà là ai?

Tên thật của ông là Nguyễn Khắc Hiếu – 阮克孝. Quê ông ở Khê Thượng – Sơn Tây – Liên bang Đông Dương. Nay là huyện Ba Vì, Hà Nội. Ông từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam Tạp chí. Từ đó, để lại những dấu ấn đậm nét qua những tác phẩm của mình trên văn đàn.

Gia đình của nhà thơ Tản Đà

Ông vốn thuộc một gia tộc quyền quý với nhiều đời làm quan phục vụ nhà Lê. Khi Gia Long lên ngôi, dòng họ này đặt ra lời thề sẽ không đi thi, không làm quan với tân triều.

Ôn sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng
Ôn sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng

Đến thời cha của ông là Nguyễn Danh Kế – 阮名繼, hoàn cảnh gia đình quá cực khổ. Danh Kế phải nuôi mẹ già, con thơ nên lỗi hẹn với tổ tiên. Ông thi đỗ cử nhân, làm quan tới chức Ngự sử, chuyên việc án lý. Ông cũng nhanh chóng nổi tiếng là người có tài văn án trong triều đình thời bấy giờ.

Vốn phong lưu, ông Kế thường xuyên lui tới chốn bình khang và quen với Lưu Thị Hiền – người có nghệ danh là Nhữ Thị Nhiêm – 汝氏蚦. Đây là đào hát nổi tiếng tài sắc ở phố Hàng Thao trong thời điểm ông Kế làm tri phủ Xuân Trường – Nam Định. Không chỉ hát hay, bà Hiền có có tài làm thơ nôm nên nhanh chóng chiếm được lòng của ông Kế. Nhà văn TĐ chính là con út trong mối lương duyên giữa tài tử và giai nhân này.

Đôi nét về sự nghiệp văn học của Tản Đà

Ông được đánh giá là sở hữu năng lực sáng tác dồi dào. Với cách viết phóng khoáng, ông đã xông xáo trong nhiều lĩnh vực.

Trên hành trình đi khắp đất nước của mình, Tản Đà đã để lại nhiều tác phẩm, trong nhiều thể loại. Và mỗi tác phẩm của ông đều có những dấu ấn rất riêng.

Từ năm 1915 – 1926 là thời kỳ đắc ý nhất của nhà thơ. Ông xuất bản cuốn sách đầu tiên – “Khối tình con 1″ gây được tiếng vang rất lớn.

Sau bước đầu thành công, ông viết liền cuốn “Giấc mộng con”, cho in vào năm 1917. Cùng với đó là một số vở tuồng như Người cá, Tây thi, Dương Quý Phi, Thiên Thai.

Những năm sau trong giai đoạn này, Tản Đà cũng có rất nhiều tác phẩm mới. Tất cả đều rất nổi bật. Tuy nhiên, đến khi ông cho ra đời “An Nam Tạp Chí” mọi chuyện đã thay đổi. Đây chính là nút nhỏ bắt đầu những tháng ngày lận đận cuối đời của ông.

Một số bài viết về các nhân vật thú vị:

Vì sao An Nam tạp chí khiến Tản Đà lận đận?

Thời kỳ đầu làm chủ của tờ báo này, Tản Đà vẫn không khó khăn quá. Ông thường đi du lịch, giữ những thói quen rất phong lưu như đề thơ trên núi Non Nước, thăm Trung Kỳ, thăm mộ cũ nhà Tây Sơn.

Do ông thường xuyên đi chơi, tạp chí An Nam cũng ra rất thất thường, không đồng đều. Lâu dần, ông trở nên túng quẫn. Thậm chí nhiều khi có những chuyến đi để trốn nợ, giải sầu. Dù có nhiều lần ông đi tìm người tài trợ cho báo nhưng không thành công.

Một tác phẩm của Tản Đà
Một tác phẩm của Tản Đà

Đến khi phong trào thơ mới bắt đầu, tạp chí của ông chính thức đình bản. Sự kiện này bị rất nhiều người thuộc phe thơ mới thời đó cười cợt, đem ra châm biếm.

Ban đầu, Tản Đà im lặng trong phong trào này. Đến tận năm 1934, ông mới đưa ra một vài lời khuyên nhẹ nhàng gửi những nhà thơ mới.

Tuy vậy, Tản Đà là nhà thơ nổi tiếng nhất trong làng thơ cũ đương thời. Và rất nhiều người thuộc phong trào thơ mới xem ông là cái gai trong mắt, là đối tượng chính cho cuộc “đánh đổ” của mình.

Các tờ “Phong hoá”, “Tự lực văn đoàn” thường xuyên lên bài chê bai ông. Như tính nghiện rượu, tính hay nói, thậm chí cãi mũi đỏ của ông cũng bị đem ra làm đề tài châm biếm.

Sau đó ông đã phải sống một cuộc đời rất khắc khổ. Từ làm đoán số, làm thơ thuê, nhận dạy thuê. Điều này khiến những người yêu thích ông không khỏi buồn thương cho số phận một nhà thơ tài hoa.

Qua đời và được phe thơ mới tôn vinh

Sau khi bị thơ mới đánh đổ, Tản đà đã sống những ngày buồn hiu hắt và buồn thảm. Nhưng những nhà thơ mới, khi đã chiến thắng họ không còn đả kích ông nữa.

Lúc ấy, họ bắt đầu lật lại những cống hiến của Tản Đà đối với nền văn học . Họ ca ngợi Tản Đà, xem ông như một ông thánh của làng thơ văn. Thậm chí Tự lực văn đoàn còn mời ông cộng tác, viết bài.

Thật mỉa mai, khi ông mất trên một chiếc giường rách nát ở NGã Tư Sở,  làng văn nghệ trong nước bỗng xôn xao. Hàng loạt người từng chê bai, đả kích ông cũng “góp gió” làm điếu văn thương tiếc. Đây cũng là điều mà hậu thế nhìn lại để góp chút phần phán xét những gì đã qua.

Chính vì điều này, mình nghĩ ông nên được coi là thi nhân của 2 thời kỳ. Ông đã trải qua rất nhiều vinh nhục giữa sự đánh đổ và được tôn vinh. Nhưng may mắn thay, chúng ta vẫn giữ được những áng văn thơ tuyệt vời nhất của ông cho hậu thế.

Phong cách văn chương của Tản Đà

  • Lãng mạn và bay bổng.
  • Phóng khoáng, ngông nghênh mà vẫn giữ được sự cảm thương, ưu ái.
  • Có thể xem thơ văn của ông như một gạch nối giữa hai thời đại của văn học nước nhà: Trung đại và hiện đại.
  • Ông có lối đi riêng, vừa tìm về ngọn nguồn thơ ca dân tộc, nhưng vẫn giữ lại cho mình những sáng tạo tài hoa hết mức.

Ở mỗi tác phẩm của mình, Tản Đà đều ghi lại dấu ấn rõ nét. Từ đó, giúp người đọc nhận ra cái ngông nghênh nhưng vẫn rất trữ tình. Đủ để chúng ta cảm nhận được một hồn thơ đang “chán đời” giữa sự chuyển giao của thời cuộc.

Những tác phẩm của Tản Đà

Thơ

  • Khối tình con I (1916)
  • Khối tình con II (1916)
  • Tản Đà xuân sắc (1918)
  • Còn chơi (1921)
  • Thơ Tản Đà (1925)
  • Khối tình con III (1932)

Tuồng

  • Thiên Thai (1916)
  • Người cá (1917)

Văn

  • Giấc mộng con I (1917), tiểu thuyết
  • Khối Tình (1918, Đông Kinh ấn quán in), tản văn
  • Thần tiền (1919), truyện
  • Đàn bà Tàu (1919), tập truyện
  • Đài gương (1919), giáo khoa
  • Lên sáu (1920), giáo khoa
  • Lên tám (1920), giáo khoa
  • Tản Đà tùng văn (1922)
  • Truyện thế gian I (1922), tập truyện
  • Thề non nước (1922), truyện
  • Truyện thế gian II (1922), tập truyện
  • Trần ai tri kỷ (1924), truyện
  • Tản Đà nhàn tưởng (1929), bút ký triết học
  • Giấc mộng con II (1932), tiểu thuyết
  • Giấc mộng lớn (1932), tự truyện
  • Tản Đà văn tập (1932)

Kịch

  • Tây Thi (1922)
  • Tống biệt (1922)

Lịch sử

  • Quốc sử huấn mông (1924)

Dịch thuật

  • Liêu Trai chí dị (1934)

Nghiên cứu

  • Vương Thúy Kiều chú giải (1938)
  • Một số bài báo…

Viết về Tản Đà

  • Uống rượu với Tản Đà của Trương Tửu (1939)
  • Tản Đà uống rượu làm tôi say đến bay giờ của Vũ Bằng (1970)
  • Người ghét Tản Đà của Vũ Bằng
May mắn thay, chúng ta vẫn giữ được những tác phẩm của ông cho hậu thế
May mắn thay, chúng ta vẫn giữ được những tác phẩm của ông cho hậu thế

Lời kết

Có lẽ, mình chỉ viết về Tản Đà được như vậy. Vì thực sự những vần thơ cổ của ông, mình chưa đủ duyên để hiểu hết bằng vốn tri thức con con của mình. Nếu có điều gì cần đóng góp, bạn hãy trao đổi với mình qua comment nhé.