Nhắc đến nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (NHT), những người yêu truyện ngắn không khỏi tiếc thương cho một nhà văn tài hoa. Không được biết đến rộng rãi như Thạch Lam, Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng, nhưng những cống hiến của ông vẫn được đánh giá rất cao. Không thể phủ nhận Nguyễn Huy Thiệp đã đóng góp rất nhiều cho làng văn học nước nhà.

Hãy cùng Hải Yến Life tìm hiểu vài nét về tác giả Nguyễn Huy Thiệp – nhà văn tiêu biểu bậc nhất kể từ sau thống nhất đến nay nhé.

Tìm hiểu chung về nhà văn Nguyễn Huy Thiệp

Nguyễn Huy Thiệp là ai?

Nguyễn Huy Thiệp (1950 – 2021) là nhà văn đương đại nổi tiếng của Việt Nam. Ông được biết đến với các tác phẩm truyện ngắn, kịch, phê bình, tiểu thuyết văn học. Với những góc nhìn độc đáo, táo bạo, NHT đã thổi một làn gió mới, đặc sắc vào văn đàn.

Những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá rất cao
Những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá rất cao

So với những nhà văn khác, NHT xuất hiện khá muộn. Đến năm 1986 (khi đã 36 tuổi), ông mới ra mắt những tác phẩm đầu tiên. Nhưng những truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá là đạt đến đỉnh cao nghệ thuật.

Các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp được biết đến rộng rãi

NHT đã khẳng định tên tuổi của mình qua một loạt tác phẩm. Nổi bật nhất có thể kể tới như sau:

  • Tướng về hưu
  • Không có vua
  • Tuổi 20 yêu dấu
  • Những người thợ xẻ
  • Những ngọn gió Hua Tát
  • Chảy đi sông ơi
  • Con gái thủy thần
  • Kiếm sắc
  • Vàng lửa
  • Phẩm tiết

Những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

Tác giả Nguyễn Huy Thiệp viết khá nhiều, và những tác phẩm của ông cũng đa dạng, mang nhiều điểm đặc biệt. Nếu bạn thích đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, hãy tham khảo những tác phẩm dưới đây nhé.

  • Muối của rừng Nguyễn Huy Thiệp, Nàng Sinh, Cô Mỵ
  • Vết trượt
  • Tướng về Hưu.
  • Những ngọn gió Hua Tát.
  • Tác phẩm và dư luận.
  • Nguyễn Huy Thiệp – Tác phẩm và dư luận.
  • Sang sông Nguyễn Huy Thiệp
  • Thương nhớ đồng quê.
  • Con gái thủy thần.
  • Xuân Hồng.
  • Như những ngọn gió.
  • Truyện ngắn chọn lọc.
  • Tiểu Long Nữ.
  • Thương cả cho đời bạc.
  • Mưa Nhã Nam.
  • Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
  • Suối nhỏ êm dịu.
  • Tuổi hai mươi yêu dấu.
  • Giăng lưới bắt chim.
  • Gạ tình lấy điểm.
  • Kiếm sắc, vàng lửa, phẩm tiết.
  • Mổ nhà văn.

Một số nhà văn tiêu biểu khác:

Sự nghiệp văn chương đồ sộ của nhà văn NHT

Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, NHT đã có hơn 50 truyện ngắn, 10 kịch bản kịch, 4 tiểu thuyết. Cùng với đó là hàng loạt bài phê bình văn học, các bài tiểu luận được đăng trên nhiều tờ báo, tạp chí khác nhau.

Điều đặc biệt đáng chú ý là bất kỳ tác phẩm nào của ông đều nhận được phản hồi rất tốt từ người đọc cũng như giới phê bình. Và một số tác phẩm đã được chuyển thể thành phim, gây tiếng vang rất lớn.

Tham gia văn đàn muộn, nhưng NHT đã để lại những ảnh hưởng to lớn với kho tàng tác phẩm đồ sộ
Tham gia văn đàn muộn, nhưng NHT đã để lại những ảnh hưởng to lớn với kho tàng tác phẩm đồ sộ

Với ngòi bút bản lĩnh, đầy sức sáng tạo, Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành nhà văn tiên phong. Ông thực sự làm nên một cuộc cách mạng trong tư duy nghệ thuật, làm thay đổi những thứ truyền thống.

Truyện của NHT mang tới cho bạn đọc cảm giác vừa lạ vừa quen. Ở đó, bạn có thể thấy được cả truyền thống lẫn hiện đại. Chính sự phóng khoáng, không bị trói buộc bởi một khuôn mẫu nào khiến ông sở hữu sức hút văn chương kỳ lạ.

Phong cách Nguyễn Huy Thiệp thực sự đặc sắc. Ông không chỉ bao quát cuộc sống, không xoáy vào nhiều đề tài khác nhau một cách vô thức. Bằng sự tài hoa của mình, nhà văn đã mở ra một phong cách mới trong làng văn học hiện đại.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp phong cách sáng tác đặc biệt là hiện tượng độc đáo trên văn đàn

Phong cách sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp được thể hiện rất rõ qua những điều sau đây.

Giọng văn lạnh lùng, không sắc thái biểu cảm

Đây chính là điều được nhắc đến nhiều nhất khi nói về phong cách Nguyễn Huy Thiệp. Giọng văn cực lạnh đã giúp tác giả dễ dàng thể hiện cảm xúc dửng dưng tuyệt đối với những tư tưởng đưa ra trong tác phẩm.

Qua giọng văn lạnh đó, mọi thứ hiện lên thật trung thực, khách quan. Người đọc được tách biệt hoàn toàn với thiên kiến của tác giả để nhìn nhận nội dung theo cách riêng của mình. Và từ đó, tự do phán xét sự vật, sự việc xảy ra trong câu chuyện.

Trong nhiều truyện ngắn, tác giả NHT cũng nhập vai vào nhân vật tôi – người kể chuyện. Nhưng ông vẫn cố ý tích bản thân mình ra khỏi câu chuyện để đảm bảo được tính khách quan.

Điểm nhấn trong văn của NHT chính là giọng văn sắc lạnh, ít biểu cảm
Điểm nhấn trong văn của NHT chính là giọng văn sắc lạnh, ít biểu cảm

Nghệ thuật để đạt được sự “lạnh” trong giọng văn của NHT chính là sử dụng nhiều câu trần thuật ngắn gọn, súc tích. Những câu đó mang đậm tính liệt kê. Nếu theo dõi những truyện ngắn của ông, bạn có thể nhận ra ông rất chuộng sử dụng câu đơn.

Đối với những câu đơn có thành phần phụ, ông thường tách những phần phụ ra bởi dấu phẩy. Riêng câu ghép, các vế của câu cũng được chia tách một cách rạch ròi. Điển hình có thể kể tới một vài câu sau:

  • Cha tôi tên Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi ít ngày thì mất, vì vậy ông nội tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải…
  • Cấn là con trưởng. Dưới Cấn có bốn em trai, chênh nhau một, hai tuổi. Đoài là công chức ngành giáo dục, Khiêm là nhân viên lò mổ thuộc Công ty thực phẩm, Khảm là sinh viên đại học. Tốn, con út, bị bệnh thần kinh, người teo tóp, dị dạng. Nhà lão Kiền sáu người. Toàn đàn ông.

Những câu văn sắc lạnh và dửng dưng đến vô cảm ấy có mặt trong mọi đoạn viết của Nguyễn Huy Thiệp. Nó giúp chúng ta có một nét riêng độc đáo, hấp dẫn về phong cách. Chính vì vậy nhiều nhà phê bình đã nói về giọng văn của ông như sau:

“Trong những dòng viết của Nguyễn Huy Thiệp, chỉ thiếu 1 chữ hay thừa 1 chữ cũng làm ý nghĩa của nó mất đi”.

Đưa thơ vào văn xuôi để tăng hiệu ứng thẩm mỹ

Giới chuyên môn đã có một khảo sát trên 37 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Trong đó có tới 26 truyện được đưa thơ vào (chiếm tới tỷ lệ hơn 70%). Điều này cho thấy, việc đưa thơ vào trong văn xuôi là một đặc trưng quan trọng trong cách viết của ông.

Những câu thơ trong truyện của ông có thể là chính ông viết, hoặc mượn của người khác. Đôi khi bạn cũng có thể tìm thấy những câu thơ ca dân gian được sử dụng lại theo cách rất đặc trưng của tác giả.

Thực chất, việc sử dụng thơ trong văn xuôi đã xuất hiện từ lâu. Nhưng cách đưa thơ vào văn của Nguyễn Huy Thiệp thực sự đặc sắc. Ông dùng nhiều, và sử dụng nó như một phương thức riêng, tạo được hiệu quả thẩm mỹ cực cao trong những tác phẩm truyện ngắn của mình.

Một số bài viết mình muốn giới thiệu:

Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp sở hữu kết cấu đặc biệt

Những tác phẩm của ông thường chỉ đi theo một dòng thời gian tuyến tính, gần như không có sự xáo trộn. Song nếu đi sâu vào, chúng ta sẽ thấy cách mở đầu, kết thúc của mỗi truyện đều đặc biệt.

Nhà văn này thường dùng cách mở đầu mỗi truyện của mình theo phong cách truyền thống. Đó chính là cách giới thiệu chung chung về các nhân vật chính (thường gặp ở cổ tích, truyền thuyết, các tác phẩm ngụ ngôn).

Bức tranh vẽ minh họa cho tác phẩm Chảy đi sông ơi Nguyễn Huy Thiệp
Bức tranh vẽ minh họa cho tác phẩm Chảy đi sông ơi Nguyễn Huy Thiệp

Ông giới thiệu theo cách ngắn gọn, súc tích và mang tính khái quát. Nhờ cách thức này, người đọc có thể dễ dàng nắm bắt được sơ qua tính cách, đặc điểm cũng như xuất thân của các nhân vật.

Ngược lại với mở đầu, kết thúc truyện của NHT thường đi theo lối mở. Ở nhiều tác phẩm, ông tạo dựng nên nhiều giả thuyết khác nhau cho đoạn kết. Tác giả sẽ cho phép bạn đọc của mình tự do lựa chọn 1 kết cục phù hợp với nhãn quan của họ.

Để tạo ra những kết thúc mở, ông sẽ đưa vào truyện những chi tiết hư cấu, mang đậm tính huyền thoại. Thậm chí, NHT còn không ngại sử dụng những lời đồn được xem là không đáng tin cậy trong dân gian.

Giới thiệu sách hay:

Nguyễn Huy Thiệp và cách nhào nặn lịch sử trong truyện ngắn

Điểm qua những sáng tác của NHT, không khó để tìm thấy đề tài lịch sử. Từ trước đến nay, cách sử dụng các chi tiết lịch sử của NHT vẫn luôn gây tranh cãi. Phần lớn ý kiến phê phán ông khi nhào nặn, đưa ra những thông tin trái chiều với sử chính thống.

Về phương diện này, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong những truyện ngắn sau:

  • Kiếm sắc;
  • Vàng lửa;
  • Phẩm tiết;
Dù có nhiều tranh cãi, các nhà phê bình đều đánh giá cao phong cách, tài năng của Nguyễn Huy Thiệp
Dù có nhiều tranh cãi, các nhà phê bình đều đánh giá cao phong cách, tài năng của Nguyễn Huy Thiệp

Giới nghiên cứu, bình văn thường gọi đây là nhóm truyện lịch sử Nguyễn Huy Thiệp. Ba tác phẩm này được sáng tác, tổ chức thành một chùm truyện. Nó có sự liên kết nhất định giữa cốt truyện, nội dung, tình tiết. Cả 3 đều xoay quanh những nhân vật có liên kết trong lịch sử:

  • Ngô Thị Nhậm.
  • Nguyễn Ánh.
  • Quang Trung.
  • Nguyễn Du.

Các tác phẩm của ông được cho rằng đã “trần tục hóa” các nhân vật lịch sử. Điều này vô tình khiến ông bị lên án một cách nặng nề rằng đã làm méo mó lịch sử.

Tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận khách quan khi Nguyễn Huy Thiệp không hề sử dụng chính sử. Ông viết truyện dựa trên những chi tiết hư cấu, giai thoại dân gian, thậm chí nhiều lời đồn mang tính huyền thoại. Đây vốn được xem là một thủ pháp, cách tìm kiếm tư liệu sáng tác của rất nhiều nhà văn.

Những bộ phim chuyển thể từ tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp

Là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất cuối tk20  – đầu tk21, nghiễm nhiên NHT được rất nhiều nhà làm phim chú ý. Có 3 bộ phim tiêu biểu sau đây được dựng phim dựa vào tác phẩm của ông.

Tướng về hưu – 1988

Truyện ngắn Tướng về hưu là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Huy Thiệp. Bộ phim cùng tên được đạo diễn bởi Nguyễn Khắc Lợi ra mắt vào năm 1988 đã trở thành một trong những tác phẩm tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam.

Phim kể về Thuấn – một vị tướng đã hy sinh cả đời phục vụ Cách Mạng, chiến đấu quên mình vì tự do của nước nhà. Bối cảnh trong phim là khi ông đã chấm dứt cuộc đời chinh chiến để trở về an hưởng tuổi già nơi quê nhà.

Nhưng khi trở về, ông đã thấy mình hoàn toàn lạc lõng giữa cuộc sống thay đổi quá nhanh. Đó chính là thời điểm những tiêu chuẩn đạo đức bị bỏ lại hoàn toàn, nhường chỗ cho nền kinh tế thị trường.

Tình cảnh này thực sự rất phổ biến tại Việt Nam lúc giao thời. Ông Thuấn – đại diện cho rất nhiều người thuộc tầng lớp cũ khác, đã thấy mình lạc lõng, xa lạ trong chính ngôi nhà của mình. Đó là nơi có cô con dâu sắc sảo, bất chấp vì đồng tiền, người con trai nhu nhược và một bà vợ lẩn thẩn đến đau lòng.

Video phim:

Thương nhớ đồng quê (1995)

  • Tên tiếng Anh: Nostalgia for Countryland
  • Tên tiếng Pháp: Nostalgie de la campagne
  • Tên Nhật Bản: ニ ャ ム

Phim được sản xuất bởi NHK của Nhật Bản và hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam hợp tác. Biên kịch cho phim là nghệ sĩ nhân dân nổi tiếng: Đặng Nhật Minh.

Dựa theo truyện, phim lấy bối cảnh những năm 80 của thế kỷ trước, thời điểm mà kinh tế, xã hội Việt Nam đều đang đối diện với nhiều thử thách. Một làng quê nhỏ, yên ả bỗng chốc đổi thay cả về nhịp sống lẫn tâm tư con người.

Quyên – cô gái sau bao năm bôn ba nơi đất khách quê người trở về thăm lại làng xưa. Ở đó có Ngữ – cô gái tần tảo thờ mẹ chồng, nuôi em chồng khi chồng bỏ đi biền biệt. Có Nhâm – anh chàng ôm lắm mộng mơ ở tuổi xuân thì, nhạy cảm và lãng mạn.

Ở đó, mỗi người mang trong mình một số phận, một tâm tư riêng. Nhưng tất cả đều hướng về quê nhà, về một mối thương nhớ đồng quê ngào ngọt.

Dược công chiếu vào năm 1995, đến năm 1996 phim đã được mời đi công chiếu ở nhiều liên hoan phim trên thế giới. Hiện tại, đây là một bộ phim mang tính biểu tượng về hình ảnh con người, làng quê miền Bắc Việt Nam.

Link xem phim:

Những người thợ xẻ – 1998

  • Ngày phát hành ban đầu: 1998
  • Đạo diễn: Vương Đức
  • Quay phim: Vũ Quốc Tuấn
  • Biên tập viên: Vũ Quốc Tuấn
  • Nhạc được soạn bởi: Đỗ Hồng Quân
  • Nhà sản xuất: Thuong Dich Tran

Phim full:

Một vài trang viết tay của Nguyễn Huy Thiệp

Đến tận những ngày cuối đời, Nguyễn Huy Thiệp vẫn không ngừng viết. Dưới đây là một vài trang bản thảo viết tay của ông được gia đình lưu giữ lại:

1.

những tác phẩm của nguyễn huy thiệp

2.

những tác phẩm của nguyễn huy thiệp

3.
những tác phẩm của nguyễn huy thiệp

4.

những tác phẩm của nguyễn huy thiệp

5.những tác phẩm của nguyễn huy thiệp

Thay lời kết

Trong khuôn khổ bài viết này, thật khó để một kẻ nghiệp dư như mình có thể nói đầy đủ về 1 trong những nhà văn lớn của Việt Nam. Nhưng hy vọng, ít nhiều đã giúp bạn đọc nhận ra những nét riêng trong văn của Nguyễn Huy Thiệp.

Viết ra một tác phẩm hay là điều nhiều nhà văn làm được. Nhưng để trở thành cái tên độc nhất, có dấu ấn riêng biệt trong lòng độc giả là điều khó hơn nhiều. Nguyễn Huy Thiệp đã thành công khi hoàn thành điều đó, và ông tạo dựng được một vị trí trang trọng, không thể thay thế trên văn đàn.

Nếu bạn yêu thích các nhà văn Việt Nam, hãy theo dõi HaiYen.Life để đọc thêm nhiều thông tin thú vị nhé.