Tôi đọc xong cuốn Rừng Na-uy lần đầu trong một sớm mùa đông năm 15 tuổi. Sau đó, tôi đọc rất nhiều review sách Rừng Na Uy khác nhau, hằng mong tìm được sự giải thích cho những điều khó hiểu trong sách. Nhưng rồi, mùa đông năm ấy tôi chưa hiểu được những gì cuốn sách này truyền tải. Tôi còn quá ngây thơ, quá ít trải nghiệm đối với cuộc đời khắc nghiệt để hiểu.

Năm 25 tuổi, khi vật lộn giữa những đau khổ của thời cuộc. Tôi cố gắng chữa lành những tổn thương bằng một khoảng thời gian yên lặng, cô đơn đọc sách. Một lần nữa, tôi đọc lại Rừng Na-uy. Và từng trang sách đã khiến tôi tê tái, đau lòng. Tôi đã hiểu ra, khi đủ lớn, tự khắc ta thấy những điều trong sách ám ảnh đến mức nào. Và cũng chỉ khi đủ lớn, ta mới đủ sức nhìn nhận những nỗi đau của tuổi trưởng thành mà từng nhân vật trong sách trải qua trước khi lựa chọn cái chết.

>>> Review sách Cây cam ngọt của tôi.

Đôi dòng giới thiệu về cuốn sách Rừng Na Uy

Cuốn sách này ra mắt năm 1987, và nhanh chóng trở thành hiện tượng của văn học Nhật Bản cũng như toàn cầu. Gần 40 năm đã trôi qua, cuốn sách này vẫn là tác phẩm tiêu biểu bậc nhất, gắn liền với tên tuổi của nhà văn Haruki Murakami.

Đây là tác phẩm kinh điển khi nhắc đến văn học Nhật
Đây là tác phẩm kinh điển khi nhắc đến văn học Nhật

Rừng Na Uy viết về chàng trai Toru Watanabe và cuộc sống của một cậu trai trẻ trong thời điểm đầy biến động – những năm  60 của thế kỷ 20. Toru có mối tình đầu giằng xé với Naoko – người yêu của Kizuki – cậu bạn thân nhất của Toru đã kết thúc cuộc đời mình bằng cách tự tử.

Giữa thời điểm Naoko “bệnh nặng” và trái tim Toru giằng xé, cậu gặp Midori – cô gái thông minh, dám yêu dám hận với trái tim đầy nhiệt huyết. Đó là một người hoàn toàn khác với sự dịu dàng, có phần thanh khiết của Naoko.

Sợi dây liên kết giữa Toru, Naoko và Midori như một tam giác kỳ ảo, xoáy sâu vào lòng người đọc. Ở đó, chúng ta có thể nhìn thấy những rung động đầu đời trong trẻo, ham muốn nhục dục, đau đớn, nỗi lo, sự sợ hãi. Tất cả thường trực, cư ngụ trong những trái tim còn trẻ, khát khao sống và yêu nhưng bị cản lại bởi những khó khăn rất đỗi thường đời.

>>> Review sách Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya.

Tóm tắt nội dung Rừng Nauy

Watanabe Toru – một người đàn ông 37 tuổi vừa đặt chân tới Đức. Bất chợt bài hát “Norwegian Wood” của Beatles vang lên, anh hồi tưởng lại mối tình của mình cùng với Naoko. Ký ức bỗng ùa về những ngày niên thiếu của anh  – thập kỷ 1960. Đó là một thời thanh niên căng tràn nhựa sống, nhưng đầy biến động, ngập tràn những đớn đau.

Toru có bạn thân chung lớp là Kizuki, 2 người cũng chơi rất thân với Naoko – bạn gái thanh mai trúc mã của Kizuki. Tình bạn này bỗng dưng đứt gãy khi Kizuki tự tử bằng khí thải trong một chiếc xe ô tô đóng kín vào đúng ngày sinh nhật thứ 17.

Cái chết của Kizuki khiến Toru và Naoko bị ảnh hưởng sâu sắc. Nếu Toru luôn nghĩ đến cái chết đó, thì Naoko dường như mất đi một phần con người mình. Hai người còn sống sau một thời gian gián đoạn liên lạc đã tìm lại, trở thành một phần của nhau.

Nhân vật chính của cuốn sách là Toru - một chàng trai sống giữa thời điểm đầy biến động của Nhật
Nhân vật chính của cuốn sách là Toru – một chàng trai sống giữa thời điểm đầy biến động của Nhật

Sau lần đầu tiên quan hệ với Toru, Naoko đột nhiên biến mất không dấu vết. Thực chất, cô đã đến nhà nghỉ Ami – một nơi kết hợp giữa khu nghỉ dưỡng và bệnh viện điều trị thần kinh.

Trong thời gian đó, Toru làm quen với Kobayashi Midori – một bạn gái cùng lớp, một người trái ngược hoàn toàn với Naoko. Midori cởi mở, tự tin, tràn đầy sức sống và cuồng loạn đến mức đáng ngạc nhiên. Mặc dù yêu Naoko, nhưng Toru vẫn bị Midori hấp dẫn. Và ngược lại, dù đã có người yêu nhưng Midori vẫn quý mến Toru trên mức bình thường. Tình cảm giữa hai người bọn họ đã ngày càng phát triển mạnh mẽ khi Naoko điều trị bệnh, người yêu của Midori thì ở xa và có nhiều điểm trái ngược khó dung hòa với cô.

Khi đến thăm Naoko ở Amy, Toru làm quen với Reiko – bạn cùng phòng của Naoko. Thời gian ở đây, Toru đã lắng nghe hai người phụ nữ hé lộ rất nhiều điều về tâm tư, quá khứ của họ.

Khi quay trở lại Tokyo, Toru vẫn tiếp tục mối quan hệ với Midori nhưng trong lòng không thể nguôi ngoai về Naoko. Anh viết một bức thư cho Reiko và xin cô lời khuyên. Và anh cũng nhận được những lời khuyên hữu ích từ người phụ nữ lớn tuổi này.

Chuyện tình cảm của Toru với Naoko và Midori đã tạo nên nhiều rung cảm cho người đọc
Chuyện tình cảm của Toru với Naoko và Midori đã tạo nên nhiều rung cảm cho người đọc

Rất lâu sau, Toru nhận được 1 bức thư báo rằng Naoko đã tự kết liễu cuộc đời mình. Biến cố đó giống như bẻ gãy cuộc đời của Toru lần nữa. Anh lang thang phiêu bạt khắp nước Nhật mà không có mục đích, trong đầu luôn ẩn hiện những ký ức về Naoko xinh đẹp.

Khi trở về Tokyo, Toru nhận được liên lạc của Reiko, được chị khuyên bảo và nhận ra cái chết của Naoko không phải do anh. Sau đó, Toru cũng nghiêm túc bắt đầu mối quan hệ với Midori dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong cuộc sống riêng của cả hai người.

>>> Nhà văn Nguyễn Tuân và cuộc đời săn tìm cái đẹp.

Review sách Rừng Na Uy

Hai bờ suy tưởng giữa sống chết 

Kizuki, người bạn thân nhất của nam chính Toru đã ở lại mãi mãi với lứa tuổi 17. Còn Naoko – mối tình day dứt đau thương của anh cũng đã rời bỏ thế gian khi 21 tuổi.

Sau khi dọn dẹp tàn tích trong lòng về cái chết của Naoko, chàng trai trẻ gọi điện cho Midori. Nhưng đáp lại cậu là một hồi yên lặng dài thật dài, “Đó là sự im lặng của tất cả những làn mưa  bụi trên khắp thế gian đang rơi xuống tất cả những sân cỏ mới xén.” Cuối cùng Midori đã phá tan sự im lặng đấy bằng câu hỏi: Cậu đang ở đâu?

Những cái chết nối tiếp nhau khiến cuốn sách rừng Nauy trở nên ám ảnh hơn bao giờ hết
Những cái chết nối tiếp nhau khiến cuốn sách rừng Nauy trở nên ám ảnh hơn bao giờ hết

Toru đã quay cuồng không biết mình đang ở đâu. Cậu cảm nhận mọi thứ xung quanh mình quay cuồng, là vô số hình nhân đang bước đi, là cõi lòng lạnh ố của cậu giữa những vô định.

Đoạn văn ấy đã kết thúc cuốn sách theo một cách đầy ám ảnh. Nó khiến những đớn đau trải dài trong tiểu thuyết dội lại, bắt con người phải trở về thực tại đầy nỗi niềm suy tưởng.

>>> Kế Hoàng hậu – từ vinh sủng phi thường cho đến kết cục bi thương.

Review sách Rừng Nauy: Cái chết đến nhẹ nhàng như một cơn say

Những cái chết trong Rừng Na Uy thực sự đến như một cơn say, giống như những quân Domino đổ xuống. Nó làm những con người không sống ở thời đại đó băn khoăn, không biết rằng những người trẻ ấy phải trải qua chuyện gì? Điều đớn đau nào đã khiến họ đưa ra cái kết cùng cực đến như thế?

Một cảnh phim đầy ám ảnh từ phim chuyển thể
Một cảnh phim đầy ám ảnh từ phim chuyển thể

Kizuki là con trai trong một gia đình khá giả, có tình cảm tuyệt đẹp được 2 gia đình ủng hộ với cô bạn thanh mai Naoko. Chị gái của Naoko là một học sinh kiệt xuất, thương yêu em gái vô ngần, hiếu lễ với cha mẹ.

Và họ đều lựa chọn cái chết không báo trước.

Chàng trai trẻ Kizuki chết trong chiếc xe bịt kín. Cậu chết sau một ngày hoàn toàn bình thường, sau khi chơi bida với bạn thân của mình.

Naoko lên gọi chị gái xuống dùng cơm và phát hiện ra chị đã treo cổ chết ở cửa sổ. Cô tưởng rằng chị mình đang đứng suy tưởng cho đến khi phát hiện đôi chân chị không chạm đất.

Cái chết của Kizuki và chị gái khiến Naoko gục ngã và thay đổi. Còn cái chết của Kizuki và Naoko lại khiến Watanabe không còn tha thiết điều gì. Đến mức gần như cậu đã chết mòn trong nỗi cô đơn, hoang tàn của cuộc đời đầy biến động.

>>> Nhà văn Nam Cao – cuộc đời và sự nghiệp.

Review sách Rừng Na-uy: Cái chết lây lan – thứ dịch bệnh của một xã hội

Trong cuốn sách này, chúng ta đã cảm nhận rõ ràng sự lây lan của cái chết. Nó không chỉ lây lan để làm người ta chết đi. Nó còn lây lan để người sống không còn là người sống – họ sống mà như đã chết.

Cái chết lây lan khiến cuộc sống này bế tắc hơn
Cái chết lây lan khiến cuộc sống này bế tắc hơn

Giữa bối cảnh những năm 1960, cuộc sống ở Nhật thực sự đã như thế. Nó huyền ảo, siêu thực và đau đớn đến tột cùng.

Cái chết nuôi nấng cái chết, cái chết dạy chúng ta sống tuyệt vời đến thế nào

Nhiều người không thể đọc đến trang cuối của Rừng Nauy. Vì cuốn sách này làm ta cảm nhận rõ ràng sự u ám. Dường như, đám tang này lại nuôi dưỡng, tạo ươm mầm cho đám tang khác.

Cứ như thế, những nỗi đau nối tiếp nhau gợi lên sự hoang tàn đổ nát đến tột cùng. Nhưng may mắn thay, cũng chính vì những điều u tối đó mà ta trân trọng sự thấu suốt cái ấm áp tươi trẻ của tình yêu, của cuộc sống. Ta mới thấy sự vui tươi, trẻ trung của Midori đáng giá đến nhường nào.

Lần đầu tiên đọc cuốn sách này, mình đã băn khoăn tại sao lại có nhiều người chết đến thế? Tại sao những người trẻ đó lại lựa chọn ra đi dù cuộc sống đang bình thường, dù không có biến cố.

Trong cuốn sách này, chúng ta vẫn nhìn thấy những điều tuyệt đẹp, tươi sáng của tuổi thiếu niên
Trong cuốn sách này, chúng ta vẫn nhìn thấy những điều tuyệt đẹp, tươi sáng của tuổi thiếu niên

Đến khi lớn lên, trải qua những đau đớn của tuổi trưởng thành mình đã hiểu được một phần. Để đến được tuổi trưởng thành, chúng ta sẽ đi qua rất nhiều thổn thức, lạc lõng, cô đơn, mê mệt. Và đôi khi, cuộc sống và tâm hồn tự nhiên đứt gãy ở đâu đó không thể nói trước.

Murakami là một nhà văn tầm cỡ thế giới với nhiều giải thưởng, đề cử danh giá. Trong cuốn sách của mình, ông cũng gửi đến người đọc 1 điều rằng: sự chết không phải đối nghịch với cái sống. Mà là một phần quan trọng của sự sống.

Trong suốt cuốn sách, ông liên tục xoay chiều góc nhìn của chính mình để đưa tới góc nhìn đa diện hơn cho người đọc. Để khi khép lại cuốn sách này, mỗi độc giả không ngừng suy nghĩ về những điều sẽ diễn ra khi chúng ta mở lòng, khi chúng ta tiếp tục sống hoặc lựa chọn cái chết?

Bởi vì mỗi người trong chúng ta đều tìm thấy chân thân bất toàn của mình trỗi dậy, quay cuồng trong đống hỗn độn rất đời thường. Nhưng bạn biết không, chính sự hỗn độn đó làm nên sự mê hoặc, huyền ảo, siêu thực của tuổi thanh xuân.

Nếu đủ mài dũa để vượt qua thử thách, bạn sẽ nhìn thấy một “ta” rất mới sau thanh xuân.