Phan Thị Thanh Nhàn là một nhà văn nổi tiếng với cách viết gần gũi. Trong số những tác phẩm của bà, Bỏ trốn đã được dựng thành phim với những phản hồi tốt. Trong bài viết này, hãy cùng Hải Yến Life review sách/ truyện Bỏ trốn của Phan Thị Thanh Nhàn nhé..

Đôi nét về tác giả Phan Thị Thanh Nhàn

Phan Thị Thanh Nhàn được biết đến rộng rãi với vai trò nhà thơ. Bà từng giữ chức Phó Chủ tịch thường trực của Hội Liên hiệp Văn học và Nghệ thuật Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, bà cũng nắm giữ nhiều vai trò quan trọng trong các cuộc thi, tổ chức văn học của nước ta.

Chân dung nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn
Chân dung nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn

Một vài bài thơ tiêu biểu của bà có thể kể tới như Hương thầm (đã được phổ nhạc), con đường, trời và đất, làm anh, không đề… Bà cũng là thành viên ban giám khảo của cuộc thi viết thư Quốc tế UPU dành cho thiếu nhi từ năm 2000 cho tới nay.

Hương thầm là bài thơ nổi tiếng, gắn liền với nhiều thế hệ người Việt
Hương thầm là bài thơ nổi tiếng, gắn liền với nhiều thế hệ người Việt

>> Xem thêm: Sách Thao túng tâm lý trong tình yêu.

Review truyện Bỏ Trốn – Phan Thị Thanh Nhàn

Thời điểm ra đời của cuốn sách

Đây là tác phẩm đoạt giải A trong cuộc Vận động Sáng tác cho Thiếu nhi năm 1993 – 1995 của Nhà xuất bản Kim Đồng. Đây cũng là 1 trong 10 tác phẩm được in lại trong đợt in ấn phẩm kỷ niệm 25 năm tủ sách vàng của Kim Đồng.

Cuốn sách ra đời trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi
Cuốn sách ra đời trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi

Thời điểm ra đời của cuốn sách là khi đất nước đang vật vã chuyển mình trước thời điểm kinh tế thị trường náo động. Và những đứa trẻ trong thời điểm đó cũng đầy tâm tư, buồn thương. Cuốn sách này đã tái hiện đầy đủ một góc cuộc sống của những đứa trẻ ấy.

>> Xem thêm: Organ mùa xuân và nốt nhạc trầm tư trong ký ức mỗi người.

Đôi dòng về tác giả và tác phẩm “Bỏ Trốn”

Thưở nhỏ, Lê Thị Thanh Nhàn sống với cha mẹ ở xóm nhỏ trên đê Yên Phụ. Đó là xóm nghèo với những đứa trẻ thông minh, nghịch ngợm nhưng lam lũ.

Sau này, chồng của bà cũng ở một xóm nhỏ trên đê La Thành lầy lội, với một mái nhà tranh. Sau khi chồng mất, bà nhiều lần đi xuống nghĩa trang Văn Điển thăm mộ ông và bắt gặp những đứa trẻ nhỏ, vật lộn kiếm sống ở đó.

Phan Thị Thanh Nhàn hiểu rất rõ về các nhân vật trong tác phẩm của mình
Phan Thị Thanh Nhàn hiểu rất rõ về các nhân vật trong tác phẩm của mình

Bởi vậy, từ rất sớm bà đã quen với hình ảnh của những đứa trẻ khó khăn, lam lũ kiếm sống. Bà hiểu mình không đủ tài năng để thay đổi những câu chuyện đau lòng đó. Nhưng bà đã cảm thông với họ bằng tất cả tâm hồn, ngòi bút của mình.

Cuốn sách “Bỏ trốn” được Phạm Nhuệ Giang cùng với nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát chuyển thể thành phim nhựa. Bộ phim này cũng đạt giải bạc của hội Điện Ảnh vào năm 1996.

>> Xem thêm: Khu vườn mùa hạ và những nỗi buồn im lặng.

Review sách Bỏ Trốn

Nội dung sách

Truyện kể về cô bé Thi với cuộc đời đau khổ, đầy những tai hoạ dồn dập dù còn rất nhỏ. Là nạn nhân của một cuộc ly hôn, không được ở cùng bố, cô lại sớm mất mẹ trong 1 tai nạn giao thông nghiệt ngã. Và cuối cùng, đến bà cũng mất để lại cô bé với Bà Mai (bác dâu) hành hạ trong cảnh “khác máu tanh lòng”.

Câu chuyện về cô bé Thi khiến người đọc không khỏi đau đớn
Câu chuyện về cô bé Thi khiến người đọc không khỏi đau đớn

Tình cảm gia tộc tưởng chừng như ngàn năm bền vững lại bị thói “tham vàng bỏ ngãi” rất người đời làm tan nát. Sự hiểu lầm tai hại về 2 chỉ vàng bà cho trước khi mất cùng mối ác cảm sẵn có của bà Mai đã khiến cô bé bỏ đi, theo một đám ma. Và cuối cùng rơi vào cuộc sống của những cư dân nhỏ trong nghĩa trang.

Hành trình mưu sinh nhọc nhằn, sự bảo bọc yêu thương của những đứa trẻ nghĩa trang thật đến quay quắt. Và trong những đau đớn của cuộc đời Thi, chính những đứa trẻ hồn nhiên lại là nguồn sáng, là sự dịu dàng che phủ lấy tâm hồn.

>> Sách hay: Sau nửa đêm và tấm bản đồ buồn bã của thành phố.

Phong cách nhẹ nhàng, độc đáo trong tác phẩm của Phan Thị Thanh Nhàn

Không chỉ là nhà thơ, PTTN còn là một nhà báo với vốn sống rộng, sẵn sàng xông xáo vào thực tế. Chính vì vậy, bà có cách viết, miêu tả rất chân thực những phận nghèo trong đời sống.

Tác phẩm Bỏ Trốn của PTTN đã miêu tả những nỗi bất hạnh thời bình ập xuống đầu trẻ thơ. Và cách viết nhẹ nhàng của bà đã khiến những điều đó thật hơn bao giờ hết để người đọc dễ dàng cảm thông hơn.

>> Đọc thêm: Sách hay – Phố của những cửa hiệu u tối.

Sự chuyển biến giàu/ nghèo và thương/ ghét

Ở phần đầu chuyện, người đọc có thể nhìn thấy những đứa trẻ lớn lên trong điều kiện kinh tế đủ đầy. Như Quang, như Hảo.

Chúng được mặc đẹp, ăn những món ngon, được đến trường học và vui chơi. Ở trong môi trường ấy, Thi trở thành đứa trẻ lớn sớm, biết làm việc nhà, biết suy nghĩ hơn.

Sang đến phần sau khi Thi đã trở thành “công dân nghĩa trang”, độc giả được đưa đến một không gian hoàn toàn khác biệt. Ở đó đầy rẫy những đứa trẻ nhem nhuốc, rách rưới, ăn nói đơn giản, thậm chí là thô tục.

Trong sách, chúng ta có thể đi theo những hành trình độc đáo, hấp dẫn
Trong sách, chúng ta có thể đi theo những hành trình độc đáo, hấp dẫn

Khi đến đây, Thi sớm được nhận vào một gia đình nghèo đói, cùng thằng Cò, cái Tý với một người mẹ câm, một người cha làm phu đào huyệt. Ở đó, Thi đã sống một đời hoàn toàn khác với những ngày trước. Không khí dân dã, lấm lem,vất vả được thể hiện sinh động qua hình ảnh gia đình thằng Cò.

Dù vất vả, nhưng yêu thương trái ngược. Thi không phải chịu sự hắt hủi, ghẻ lạnh, hành hạ như khi ở cùng bà Mai. Ngược lại, nó có những cái ôm, được nắm tay cái Tý khi ngủ, có bà mẹ câm gắp thức ăn cho… Những cái nhỏ bé, dung dị mà đời thường ấy đã giúp Thi có lại gia đình của mình một lần nữa.

>> Xem thêm: Review sách hay Từ thăm thẳm lãng quên.

Ngòi bút hiện thực nhưng đầy chất thơ

Vốn sử dụng bút pháp hiện thực, nhưng cách viết của một nhà thơ đã khiến Bỏ Trốn mang những nét thơ mộng, thầm kín có thể tìm thấy ở thơ ca. Điểm thú vị, là chất thơ ấy không hề cất lên qua những mỹ cảm của ngôn từ. Ngược lại, nó toả hương kín đáo, âm thầm từ cách những đứa trẻ đối đãi với nhau.

Hiện thực trong sách đau đớn, nhưng cũng đầy chất thơ
Hiện thực trong sách đau đớn, nhưng cũng đầy chất thơ

Đó là cách Quang yêu quý, bảo vệ Thi một cách vụng về, cách Hảo bồn chồn khi nhớ bạn. Hay khi Cò mạnh mẽ nói “Nó là em tao”, Tý xin cho Thi ở lại nhà mình..

Rõ ràng, phải là một người gần gũi với trẻ thơ biết bao mới đặt những từ ngữ ấy đúng tình huống đến như thế. Từ đó, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn đã làm nổi bật từng nhân vật, khiến câu chuyện của mình bừng lên trong cảm xúc.

>>> Sách hay: Skellig – đôi cánh thiên thần.

Bỏ trốn – một hiện thực rất buồn nhưng không phải của trẻ thơ

Sự thật là câu chuyện về Thi có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống. Và nó là một hiện thực buồn bã, đau lòng.

Nhưng đó chỉ là nỗi buồn dành cho người lớn mà thôi. Qua cuốn sách này, người lớn có thể nhìn vào đó, và suy tư về cách họ đối đãi với nhau, đối đãi với những đứa trẻ trong cuộc đời mình.

Nhạc sĩ nổi tiếng Trần Tiến từng viết trong một bài hát của mình câu hát như sau: “Người lớn nghèo lắm chẳng có gì,..

Ngẫm ra, quả thực chúng ta cũng nên đôi chút chạnh lòng khi thấy những đứa trẻ yêu thương nhau bằng sự hồn nhiên của chúng. Sự hồn nhiên đó rất người, đầy đặn và ngọt ngào. Có lẽ, chúng đã bị những gánh nặng cơm áo, cái ích kỷ che lấp đi ở người trưởng thành.

>> Một số bài viết nổi bật:

Đôi dòng kết thúc

Tác phẩm này viết về những đứa trẻ, nhưng đây thực sự là một cuốn sách vừa phải cho mọi lứa tuổi.

Trong từng trang sách, các bạn trẻ có thể tìm thấy những nhân vật cùng trang lứa. Còn người lớn, chúng ta đọc để thấu suốt tình người, và trăn trở về cách đối xử với nhau.

Biết đâu đấy, mỗi người có thể tìm lại những phần thơ ấu tốt đẹp. Tìm lại được lòng trắc ẩn, chứa đựng nỗi buồn và sự ngọt ngào của thơ bé. Những điều đó đong đầy trong hình ảnh của Quang, của Thi, Hảo, Cò hay cái Tý.

 

Phim Bỏ trốn bản đẹp

Sau khi nổi tiếng, tác phẩm này đã được dựng thành phim nhựa, lấy đi nhiều nước mắt của người xem. Bạn có thể tìm hiểu, dành những phút lắng đọng để cảm nhận thật rõ câu chuyện này nhé.

Liên hệ với mình qua facebook: Đỗ Nhược