Như phản ứng hoá học, cha mẹ độc hại sẽ tạo ra những cảm xúc xấu, lây lan suốt tuổi thơ. Và nó cũng lớn dần, ảnh hưởng đến suốt cuộc đời của con cái. Chính vì vậy, việc nhận biết và thoát ra khỏi một gia đình độc hại là điều bất kì ai cũng nên làm. Để làm được điều đó, hãy tìm hiểu kỹ hơn về những gia đình, bậc cha mẹ toxic với Hải Yến Life nhé.

Nội dung bài viết

Cha mẹ độc hại là gì? (CMĐH)

Khái niệm

CMĐH hay ​​Toxic Parents là những bậc cha mẹ luôn có hành vi, lời nói tiêu cực khiến con cái bị tổn thương. Tuy nhiên, họ cũng luôn dùng tình yêu thương con cái để hợp thức hoá cho hành vi, cách cư xử của mình.

Lớn lên với CMĐH là trải nghiệm không dễ dàng
Lớn lên với CMĐH là trải nghiệm không dễ dàng

Những bậc cha mẹ này thường chỉ quan tâm đến nhu cầu của họ, không nghĩ nhiều cho con cái như họ thường nói. Đôi khi, họ nhận ra mình đã sai nhưng vẫn không ngừng lại và tiếp tục lạm dụng dưới danh nghĩa yêu thương con cái.

Tác động xấu CMĐH để lại là gì?

Những phụ huynh độc hại thường khiến cuộc sống của con mình trở nên khốn khổ. Nguyên nhân xuất phát từ sự kiểm soát, thao túng hoặc những lời nói đậm tính chỉ trích của họ.

Những đứa con thường cũng không thể đưa ra lựa chọn của riêng mình. Thậm chí, chúng cũng không thể sống một cuộc đời, làm những việc mà bản thân mong muốn.

CMĐH
Tác động CMĐH để lại rất nặng nề

Nếu không được kiểm soát, CMĐH chính là căn nguyên khiến con cái bị tổn thương nặng nề. Trẻ có thể rối loạn chức năng, trầm cảm từ rất sớm. Từ đó, đẩy trẻ vào cảnh nghiện rượu, trở nên độc hại tương tự cha mẹ hoặc không thể kết nối với xã hội, tự sát khi đến tuổi trưởng thành.

Cha mẹ độc hại có yêu thương con cái không?

Những bậc phụ huynh này sẽ luôn nói với con cái rằng mình yêu chúng đến thế nào, rằng tất cả những hành vi “nghiêm khắc” của họ chỉ vì yêu thương con cái mà thôi.

Họ thật sự có yêu thương những đứa con của mình. Tuy nhiên, tình yêu thương đó chẳng là gì so với mong muốn được thoả mãn cảm xúc, kỳ vọng của chính họ.

Tình yêu thương lúc này chỉ là lá chắn cho những hành vi độc đoán, sai lệch đối với con cái. Có thể nói, đây chính là những cách tổn thương con cái dưới danh nghĩa tình thương đáng sợ nhất.

Các kiểu cha mẹ độc hại thường gặp nhất

Có rất nhiều cách khác nhau để trở thành “độc hại”. Cùng tìm hiểu về những kiểu CMĐH điển hình nhất nhé.

Cha mẹ kiểm soát con cái

Kiểu cha mẹ này cực kỳ phổ biến ở những nước châu Á, nhất là tại Việt Nam. Dựa vào danh nghĩa “người sinh ra con”, họ cho mình quyền quyết định mọi thứ trong cuộc đời của con mình. Đặc biệt, mọi lời nói, hành động hay cử chỉ của con cái đều bị họ áp đặt, kiểm soát theo ý của mình.

Nhiều đứa trẻ đang lớn lên trong sự khống chế của cha mẹ
Nhiều đứa trẻ đang lớn lên trong sự khống chế của cha mẹ

Những bậc phụ huynh này thường xâm phạm quá mức vào đời sống của con cái. Thậm chí, không cho đứa trẻ có cuộc đời riêng, không gian riêng. Ngay cả đến khi con cái trưởng thành, họ vẫn ép buộc con phải nghe theo ý nguyện, mong muốn của mình mà không quan tâm đến những điều người con muốn.

Cha mẹ nghiện rượu

Khi nghiện rượu, phụ huynh gây rất nhiều tổn thương cho con cái. Cả về tinh thần lẫn thể xác. Họ khiến không khí gia đình luôn ở trong trại thái tiêu cực, ồn ào, khó chịu.

Cha mẹ nghiện rượu thường không có đủ sự tỉnh táo để chăm sóc, nuôi dạy con cái. Họ cũng có những hành vi lệch chuẩn ứng xử thường ngày. Thậm chí, không ít người nghiện rượu còn tìm đến con cái để đánh đập, chửi mắng dù con không có lỗi.

>> Xem thêm: Chênh vênh và câu chuyện của những lần rời trọ.

Cha mẹ toxic bạo hành thể xác con cái

Đánh mắng con để dạy dỗ và bạo hành thể xác là hai hành vi hoàn toàn khác biệt. Kiểu cha mẹ bạo hành sử dụng bạo lực trong hầu hết trường hợp không hài lòng với con cái. Dễ thấy nhất là khi con học kém, cãi lời hay vi phạm những lỗi nhỏ.

Hành vi của cha mẹ kiểu này xuất phát từ cảm xúc tức giận, những áp lực mà phụ huynh phải chịu. Nói một cách dễ hiểu, con cái đã trở thành nơi để những bậc phụ huynh kiểu này trút giận.

Kiểu cha mẹ không có cuộc sống trọn vẹn

Đây không phải nhóm cha mẹ ly hôn, tan vỡ gia đình. Mà họ là những người làm cha mẹ không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản của một đứa trẻ. Như được vui chơi, học tập, ăn uống đủ dinh dưỡng… Tuy nhiên, họ lại luôn đòi hỏi con cái lớn lên phải đáp ứng nhu cầu của mình về tiền bạc, danh dự, sự yêu thương và chăm sóc.

Những bậc phụ huynh này thường không hoàn thành tốt trách nhiệm của bản thân. Và đứa con của họ phải gánh trách nhiệm “bảo bọc” cha mẹ của mình từ rất sớm.

>> Bài viết liên quan: Thị tẩm là gì?

Cha mẹ độc hại bạo hành lời nói

Kiểu bạo hành này rất phổ biến ở các nước châu Á. Họ luôn chì triết, trách móc con cái mình bằng những lời lẽ cay nghiệt, độc ác. Điều này đẩy con họ vào tình trạng có suy nghĩ bản thân yếu kém, có lỗi, vô dụng, không làm gì nên hồn. Nguyên nhân là do chúng phải lắng nghe những lời đó từ khi còn nhỏ – khi mà trẻ luôn tin lời nói của cha mẹ là đúng.

Bạo hành lời nói là một trong những kiểu bạo hành ảnh hưởng nặng đến tâm lý
Bạo hành lời nói là một trong những kiểu bạo hành ảnh hưởng nặng đến tâm lý

Chỉ cần trẻ phạm lỗi nhỏ, bị điểm kém, một lần không nghe lời, cha mẹ sẽ không ngại buông ra những lời cay nghiệt. Họ không hề nghĩ rằng điều đó có thể khiến con cái của mình tổn thương.

Ngoài ra, kiểu cha mẹ này thường xuyên so sánh con cái với những người ưu tú hơn. Mà họ cũng không nhận ra họ không hề ưu tú như những người khác, hay chấp nhận yêu thương đứa con của mình một cách trọn vẹn.

Những phụ huynh này tin rằng, lời nói cay nghiệt có thể trở thành động lực khích lệ, tác động để trẻ cố gắng và thành công hơn. Nhưng sự thật là sự ác độc trong lời nói của cha mẹ khiến con cái tổn thương tinh thần nặng nề. Hầu hết trẻ lớn lên với cha mẹ kiểu này không có sự tự tin, lạc quan hay tinh thần bình thường.

>> Xem thêm: Kế hoàng hậu – từ vinh sủng phi thường đến kết cục bi thương.

Kiểu phụ huynh lạm dụng tình dục con cái

Những năm gần đây, rất nhiều vụ lạm dụng kiểu này đã được đưa lên báo. Các chuyên gia tâm lý nhận định, cha mẹ này chính là kiểu gây ra những trải nghiệm khủng khiếp nhất cho những đứa trẻ.

Thông thường, khi còn nhỏ trẻ sẽ không nhận diện được hành vi này. Tuy nhiên, đến khi có nhận thức chúng sẽ tổn thương nặng nề và không thể vượt qua được cảm xúc, ám ảnh tâm lý. Không ít trường hợp, trẻ bị trầm cảm, tự sát khi đến tuổi nhận biết được những điều mình đang gặp phải.

>> Xem thêm: Nhà văn Nguyễn Tuân và cuộc đời đuổi theo cái đẹp.

Dấu hiệu cha mẹ độc hại để bạn nhận biết

Quá đề cao những kỳ vọng của bản thân

Họ thường đặt rất nhiều hy vọng vào những mong muốn của bản thân. Coi nhu cầu của mình là trên hết, họ không hề quan tâm đến suy nghĩ, ý nguyện của những đứa con.

Nhiều phụ huynh đề cao kỳ vọng của mình mà quên mất con cái muốn gì
Nhiều phụ huynh đề cao kỳ vọng của mình mà quên mất con cái muốn gì

Dường như mọi quyết định trong cuộc sống con cái đều phải thông qua họ. Nếu đứa trẻ đưa ra ý kiến trái ý họ, họ sẽ lập tức bác bỏ. Hơn nữa còn dùng quyền lực làm cha mẹ để ép con phải tuân theo nguyện vọng của mình.

>> Sách hay: Skellig – đôi cánh thiên thần.

Có cảm xúc mạnh và những phản ứng quá khích

Nuôi dạy con cái vốn là một hành trình không đơn giản. Và những bậc phụ huynh chỉ có thể làm tốt nếu biết cách kiểm soát, kiềm chế cảm xúc của mình. Nếu không, khó lòng tạo được cho con cái một môi trường phát triển lành mạnh. Để hoàn thành hành trình đó, sự thấu hiểu, kiên nhẫn và chia sẻ cùng con là cần thiết.

Những bậc cha mẹ toxic thì luôn làm ngược lại. Cái họ quan tâm nhất chính là những cảm xúc, mong muốn của bản thân được thoả mãn. Họ vô tình (hoặc cố ý quên mất rằng con cái cũng có cảm xúc, và cần được thoả mãn. Rất thường xuyên, kiểu cha mẹ này sẽ có những lời lẽ mắng chửi, đay nghiến, giận dữ, thậm chí là thù ghét chính những đứa con của mình.

Đối xử hà khắc với con cái

Sự nghiêm khắc là cần thiết khi nuôi dạy một đứa trẻ. Nhưng hà khắc thì lại khác. CMĐH thường không để ý cảm xúc, suy nghĩ của con. Từ đó, hình thành nên cách đối xử cực kỳ hà khắc.

Khi con cái không như ý, họ sẵn sàng quát tháo, chỉ trích, đánh đạp. Còn khi con cái đạt thành tích cao họ lại không khích lệ, khen ngợi. Thậm chí nhiều người còn so sánh rằng thành tích đó vẫn còn nhiều đứa tốt hơn và con nên cố gắng.

Luôn đổ lỗi cho con, không bao giờ xin lỗi con

Nếu như có một sự việc không tốt xảy ra, thay vì trò chuyện hay đánh giá khách quan, CMĐH sẽ đổ mọi lỗi lầm cho con cái mình. Thậm chí, họ không ngại ngần gieo vào đầu chúng những suy nghĩ méo mó như:

  • Tất cả là tại mày.
  • Mày quá hư hỏng, vô dụng nên xứng đáng bị đối xử tệ.
Bạn đã bao giờ xin lỗi con mình chưa?
Bạn đã bao giờ xin lỗi con mình chưa?

Trong trường hợp có lỗi, họ cũng không chịu thừa nhận và xin lỗi con cái. Họ không tin rằng con cái xứng đáng có được lời xin lỗi của mình. Thậm chí họ còn tìm mọi cách để phủ nhận lỗi lầm của bản thân.

Mong muốn/ ép buộc con cái thực hiện những ước mơ của mình

Một điểm chung của CMĐH chính là họ ép con cái hoàn thành những điều mình không thể làm. Đây là những hành vi ích kỷ, tiêu cực của phụ huynh. Đặc biệt là trong trường hợp con cái ước mong đi tìm một hướng đi khác hoàn toàn. Lúc này, phụ huynh ĐH sẽ không ngại ngần đè nén, ép buộc con phải nghe theo ý mình.

Cách để họ xoa dịu con, che dấu ý định của mình là dùng từ định hướng tương lai cho con. Bằng thế mạnh tuổi tác, họ sẽ cho rằng mình hiểu biết hơn con và muốn con tỏa sáng. Điều này có thể khiến trẻ nhầm lẫn, tin rằng cha mẹ yêu thương nên mới mong muốn mình như vậy. Và không ít người đã “hoàn thành giấc mơ của cha mẹ” theo cách đó.

Xem nhẹ cảm xúc của con mình

Đòi hỏi được lắng nghe là thứ mà con cái của PH độc hại không bao giờ có được. Họ cho rằng, điều đó không cần thiết và không cần mất thời gian. Họ luôn đưa ra quan điểm méo mó, ép buộc trẻ phải nghe theo mình.

Xem nhẹ cảm xúc của con cái là sai lầm chết người của cha mẹ
Xem nhẹ cảm xúc của con cái là sai lầm chết người của cha mẹ

Không ít CMĐH còn bắt con mình phải học được cách kiềm chế cảm xúc theo những chiều hướng tiêu cực. Như không được khóc, không được lo lắng, buồn bã… Vì họ cho rằng những hành vi, cảm xúc đó thể hiện sự thất bại không đáng có.

Họ không tôn trọng sự riêng tư của con cái

Những bậc cha mẹ đh thường tự cho bản thân quyền được kiểm soát con cái về mọi mặt. Đặc biệt, họ không còn tôn trọng cuộc sống riêng tư của con mình nữa. Các hành vi xâm phạm cuộc sống như đọc tin nhắn, email, lục phòng riêng, đọc trộm nhật ký của con thường xuyên diễn ra.

Thậm chí, những bậc phụ huynh này còn không hề ngại ngần khi thừa nhận những hành vi này. Họ cho đó là bình thường. Và nếu như con cái phản ứng sẽ bị la mắng, trách phạt nặng nề.

Khống chế con cái

Sự khống chế là cần thiết để uốn nắn trẻ, nhưng cha mẹ độc hại sẽ tìm mọi phương thức để ép buộc con cái theo ý mình. Với trường hợp trẻ không nghe lời, họ sẽ sử dụng mọi thứ từ tiền bạc, tuổi tác, quyền lực của mình để ép buộc con.

Đa phần những trẻ gặp tình trạng này đều rất căng thẳng, và chúng nhận ra khi đến tuổi thành niên. Điều đáng lo lắng là do không đủ khả năng tài chính, trẻ vẫn phải chịu đựng và tiếp tục chịu đựng sự độc hại của phụ huynh trong những năm rất quan trọng của cuộc đời này.

Có nhiều hành vi, lời nói tiêu cực

Khi cơn nóng giận bộc phát, phụ huynh có thể nói ra những câu khiến con tổn thương nặng nề. Thông thường, khi phụ huynh nhận ra họ sẽ tìm cách xin lỗi, bù đắp cho con. Đó là yếu tố quan trọng để bảo vệ, giúp con có môi trường sống lành mạnh. 

Kiểu phụ huynh độc hại này rất phổ biến ở châu Á
Kiểu phụ huynh độc hại này rất phổ biến ở châu Á

Còn những bậc CMĐH thì không thế. Họ sẽ thường xuyên, thậm chí sử dụng từ ngữ, hành vi tiêu cực với con hàng ngày. Về cơ bản, họ chỉ muốn thỏa mãn cảm xúc của bản thân chứ không hề nghĩ đến con cái nhiều như họ nói.

Cha mẹ độc hại không thoải mái khi thấy con mình hạnh phúc

Thông thường, phụ huynh luôn muốn con mình gặp may mắn, có được những điều tốt nhất. Nhưng điều này lại không đúng với CMĐH. Họ thường không vui nếu thấy con mình hạnh phúc, sung sướng. Thậm chí họ còn thể hiện sự ghen tị, bực bội với con mình vì điều đó.

Khi con cái có được niềm vui, cha mẹ độc hại thường tỏ ra rằng mình không hài lòng. Họ có thể đưa ra nhiều nhận xét phiến diện, độc ác để làm mất đi cảm xúc vui mừng của con mình. Thậm chí, họ không hề để ý rằng nhiều lời nói sẽ khiến giá trị bản thân của con bị lu mờ đi.

Tác hại kinh khủng cha mẹ độc hại gây nên cho con cái

Khi sống với phụ huynh luôn đề cao nhu cầu của bản thân, trẻ không được tôn trọng, cũng không có được một gia đình với đầy đủ ý nghĩa. Tình yêu thương lúc này chỉ là một công cụ phụ huynh sử dụng để khống chế, tác động tiêu cực, làm tổn thương con cái.

Sinh ra, lớn lên với những phụ huynh toxic như vậy có thể gây nên nhiều mối nguy hại. Dưới đây là những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất mà bạn nên biết:

Giảm chỉ số thông minh

IQ của những trẻ có cha mẹ độc hại thường thấp hơn bình thường. Bởi những lời nói độc hại ảnh hưởng rất nhiều đến tư duy, tinh thần của trẻ. Ngoài ra, việc bị kiểm soát quá đà, thậm chí đàn áp từ sớm khiến não bộ của trẻ không thể phát triển được. 

Đứng trước nỗi sợ về những hành vi, lời nói cay độc của cha mẹ trẻ sẽ sớm hình thành nhiều tâm lý xấu. Nếu kéo dài, não bộ, trí tuệ của trẻ sẽ không thể phát triển bình thường được.

Khiến trẻ lớn lên có nhân cách méo mó

Trẻ lớn lên trong gia đình độc hại khó có thể phát triển bình thường
Trẻ lớn lên trong gia đình độc hại khó có thể phát triển bình thường

Gia đình, đặc biệt là cha mẹ sẽ là nền tảng cho con cái phát triển nhân cách. Khi sống cùng những bậc cha mẹ độc hại trẻ cũng khó tránh được trở thành người bất thường. Những tình trạng trẻ thường gặp nhất là:

  • Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế;
  • Rối loạn nhân cách phụ thuộc;
  • Rối loạn nhân cách né tránh;
  • Rối loạn nhân cách chống đối xã hội;

Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của trẻ khi sống cùng cha mẹ. Khi các em lớn lên, nó cũng là nền móng tạo nên những vấn đề sức khoẻ khác.

Trở thành phiên bản khác của cha mẹ độc hại

Phụ huynh độc hại luôn dùng tình yêu thương con cái để bao biện cho những hành vi cay nghiệt của mình. Điều này họ làm với mục đích chứng minh mình luôn đúng đắn.

Khi còn bé, trẻ em không thể nhận thức được đúng sai rõ ràng. Vô tình chúng sẽ đem những quan điểm méo mó của cha mẹ vào cuộc sống của mình đến tận tuổi trưởng thành. Đây chính là căn nguyên tạo nên những hành vi, suy nghĩ khác thường và tạo ra con người không phù hợp với chuẩn mực chung. Tỷ lệ họ trở thành những phụ huynh độc hại tiếp theo cũng rất cao.

Không thể kiểm soát cảm xúc

Do môi trường sống, trẻ thường không kiểm soát được cảm xúc
Do môi trường sống, trẻ thường không kiểm soát được cảm xúc

Khi sống với cha mẹ Toxic, trẻ không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Bởi họ bị ảnh hưởng bởi những hành vi không chuẩn mực, những lời nói cay độc bộc phát hàng ngày của con.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, khi lớn lên trong gia đình độc hại, trẻ dễ nổi giận, cáu kỉnh, tăng khả năng kích động. Nguyên nhân là trẻ đã coi việc hành xử giống với bố mẹ là bình thường.

CMĐH khiến con cái thiếu đi tính kỷ luật

Thực tế cho thấy, CMĐH thường có lối sống cẩu thả, thiếu tính kỷ luật. Tình trạng này thường gặp hơn ở những kiểu cha mẹ chưa trọn vẹn hoặc nghiện rượu. Khi không được giáo dục đầy đủ, trẻ sẽ có xu hướng sống, làm việc theo bản năng thay vì có khuôn khổ.

Ngoài ra, quá trình cha mẹ kiểm soát quá mức khi bé sẽ làm trẻ thiếu kỷ luật khi lớn lên. Bởi sự kìm kẹp quá mức khiến trẻ luôn ao ước có được sự thoải mái. Ngay khi rời xa vòng tay cha mẹ, trẻ sẽ trở nên phóng khoáng thậm chí là buông thả.

Khiến trẻ có xu hướng nghiện rượu, các chất độc hại

Khi được nuôi dạy bởi cha mẹ độc hại, trẻ sẽ khó hình thành tính cách tốt. Hơn nữa, dễ bị ảnh hưởng  bởi những hành vi xấu của cha mẹ diễn ra hàng ngày.

Thực tế, rất nhiều trẻ nghiện rượu, nghiện chất kích thích là học từ cha mẹ của mình. Tình trạng này sẽ xảy đến khi trẻ bước vào tuổi thành niên hoặc bắt đầu giai đoạn của một người trưởng thành.

Hậu quả nặng nề sẽ huỷ hoại đời các em nhỏ
Hậu quả nặng nề sẽ huỷ hoại đời các em nhỏ

Nhiều trẻ hiện tại còn tìm đến bia rượu, cần sa, vape để giải tỏa căng thẳng, áp lực và những cảm xúc cha mẹ khiến chúng phải dồn nén. Nguyên nhân là do trẻ nhận thấy cha mẹ thật độc hại nhưng lại không thể rời đi. Suy nghĩ này khiến trẻ luôn mệt mỏi, nặng nề và bị dằn vặt lâu dài.

Khiến trẻ mắc các bệnh tâm lý nghiêm trọng

Gia đình là nguồn sống của con cái. Và cha mẹ chính là thế giới của mỗi đứa trẻ. Ở chiều ngược lại, con cái phải nghe lời, đáp ứng những yêu cầu của cha mẹ.

Những phụ huynh độc hại sẽ nuôi dạy con trở thành tương tự mình. Trẻ dễ mắc các bệnh tâm lý hơn bình thường. Nổi bật nhất là rối loạn nhân cách, rối loạn lo âu, stress, trầm cảm… Đặc biệt là khi trẻ phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống – thứ mà trẻ không hề được thấy, dạy dỗ trước đó.

Phải làm sao khi có cha mẹ độc hại?

Nhận diện tình hình

Đầu tiên, bạn phải nhận diện được liệu có đúng mình đang sống với phụ huynh độc hại hay không. Và lúc này, bạn phải xác định rõ những điều sau:

  • Bạn là nạn nhân của bạo lực tinh thần gia đình.
  • Bạn cần phải cứu mình thoát khỏi gia đình đó, không phải cứu bất kỳ ai khác.

Tuy nhiên, cha mẹ và con cái là một mối kết nối linh thiêng, mật thiết, khó lòng có thể tách rời. Việc rời bỏ những ảnh hưởng độc hại đó vốn không hề dễ dàng.

Dưới đây, cùng tìm hiểu về một vài phương thức để giải quyết vấn đề này nhé.

Cách thoát khỏi những ảnh hưởng từ cha mẹ độc hại

Bạn không cần phải tha thứ

Khi chia sẻ những trải nghiệm tồi tệ trong quá khứ, hầu hết chúng ta đều nhận được lời khuyên rằng hãy tha thứ cho cha mẹ. Điều này là do chịu ảnh hưởng của một số tôn giáo, quan niệm hiếu lễ Á Đông.

Nhưng trong thực tế, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cách “không tha thứ” nếu như cảm xúc của bạn không được giải toả. Việc ép buộc bản thân mình tha thứ có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, đối diện với tâm lý nặng nề.

Tha thứ cho cha mẹ hay không là quyền của bạn
Tha thứ cho cha mẹ hay không là quyền của bạn

Đặc biệt, sau khi nhận được sự tha thứ nhiều bậc cha mẹ lại tiếp tục lặp lại hành vi độc hại với con. Lâu dần điều này khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là dành cho mình một khoảng thời gian bình tâm. Đi tìm sự cân bằng trong tâm hồn. Sau đó, khi tâm lý đã thực sự thoải mái bạn có thể suy xét có nên tha thứ cho cha mẹ hay không.

Đừng cố gắng thay đổi cha mẹ mình

Chúng ta không thể cứu những người không muốn thoát ra khỏi vũng lầy. Bản thân cha mẹ độc hại không nhận ra mình sai, và họ cũng không muốn thay đổi. Cố gắng thay đổi họ chỉ khiến bạn mệt mỏi, lãng phí công sức và đẩy bản thân vào hoàn cảnh thất vọng cùng cực.

Lời khuyên dành cho bạn là nên dành thời gian cho những thứ bạn có thể kiểm soát. Hãy thay đổi cách phản ứng trước hành vi của cha mẹ. Điều này chắc chắn sẽ làm họ không hài lòng, nổi nóng. Nhưng đừng quan tâm đến cảm xúc của họ nữa mà tập trung đi tìm kiếm sự thoải mái, hạnh phúc của bản thân mình ấy.

Ngừng cố gắng để làm cha mẹ hài lòng – cách đối phó với cha mẹ độc hại

Những phụ huynh toxic luôn luôn nâng cao những đòi hỏi của mình theo thời gian. Khi con cái thỏa mãn được họ, họ ngay lập tức nghĩ ra những đòi hỏi cao hơn, khó khăn hơn. Và việc làm hài lòng họ là không thể.

Bạn không cần cố gắng làm cha mẹ độc hại hài lòng
Bạn không cần cố gắng làm cha mẹ độc hại hài lòng

Hãy sống theo những giá trị, mục tiêu của riêng mình. Vì đó mới là cuộc đời của bạn. Cứ cố gắng làm hài lòng cha mẹ sẽ khiến bạn bị giam cầm, luôn đối diện với cảm xúc tiêu cực.

Tưởng chừng ích kỷ, nhưng sẽ vô cùng mệt mỏi nếu những việc bạn làm đều là vì cha mẹ. Hãy từ chối, nói không khi bạn cảm thấy không thoải mái. Từ đó, giảm tải bớt áp lực cho bản thân và sống hạnh phúc hơn.

Thiết lập, thực thi cách ranh giới cần thiết

Một ranh giới là cần thiết để bạn đặt ra những kỳ vọng, giới hạn rõ ràng và yêu cầu người khác đối xử với bạn trong chừng mực cho phép. Ranh giới sẽ giúp bạn xây dựng những không gian tình cảm phù hợp với mong muốn của mình thay vì của cha mẹ.

Tuy nhiên, cha mẹ toxic chắc chắn sẽ tìm cách phá bỏ, chống lại ranh giới đó. Hãy cố gắng giữ chúng để mối quan hệ giữa bạn và cha mẹ trở nên lành mạnh hơn nhé.

Bạn hoàn toàn có thể hạn chế tiếp xúc, thậm chí ngừng liên lạc với cha mẹ cũng không sao. Bạn cần hiểu rằng mọi mối quan hệ đều phải được xây dựng dựa trên sự tôn trọng. Và bản thân bạn chắc chắn không thể mãi mãi tôn trọng những người liên tục làm mình tổn thương, dù người đó có là cha mẹ của bạn đi chăng nữa.

Đừng cố lý luận, giải thích cho cha mẹ

Không có cách nào để lý luận với những người phi lý trí, say xỉn hay luôn thiếu sự chín chắn về cảm xúc. Do đó, bạn không nên tiêu tốn quá nhiều thời gian, cảm xúc để thuyết phục cha mẹ hiểu cho cảm xúc của mình.

Có thể sẽ rất buồn khi không còn duy trì được mối quan hệ với cha mẹ. Nhưng đó không phải lỗi của bạn, bạn phải làm điều đó vì cha mẹ quá độc hại mà thôi. Đừng mong chờ họ quan tâm hay hiểu cho những quan điểm của bạn nữa.

Không để bản thân bị lôi kéo vào những cuộc tranh cãi hay tranh giành quyền lực

Sau khi bạn đưa ra phản ứng và ranh giới, chắc chắn cha mẹ và bạn sẽ có tranh cãi. Lúc này, đích đến của những cuộc tranh cãi là ai đúng, ai sai. Tuy nhiên, bạn  đừng nên để bản thân vướng vào chúng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những hành vi, lời nói thiếu tôn trọng. Bạn nên nhanh chóng ngắt kết nối dù cha mẹ đòi hỏi bạn phải tham gia vào cuộc tranh luận.

Hãy chăm sóc bản thân thật tốt

Phải đối phó, sống chung với toxic parent khiến bạn căng thẳng. Và nghiễm nhiên nó ảnh hưởng tới cả thể chất lẫn tinh thần của bạn. Hãy đừng quên việc tự chăm sóc bản thân mình.

Điều đầu tiên bạn cần làm là nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân thật tốt
Điều đầu tiên bạn cần làm là nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân thật tốt

Hãy bắt đầu bằng việc dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ. Đừng quên kết nối, chia sẻ với những người tích cực để có thêm năng lượng, thừa nhận cảm xúc của bạn.

Ngay khi đủ điều kiện, bạn nên rời xa bố mẹ càng sớm càng tốt. Đây chính là điều kiện cần thiết để bạn bắt đầu một cuộc sống lành mạnh hơn.

Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết

Như chúng tôi đã phân tích, có rất nhiều kiểu cha mẹ toxic trên thế gian này. Và hầu hết đều để lại những tổn thương nặng nề, không thể chữa lành cho con cái.

Trước những hành vi sai lầm của cha mẹ, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ. Đó có thể là họ hàng, cơ quan chức năng, thầy cô giáo hoặc một người bạn thân.

Một số quyển sách hay liên quan tới chủ đề cha mẹ độc hại

Dưới đây, mình sẽ giới thiệu với bạn một số cuốn sách liên quan tới chủ đề này.

Cha mẹ độc hại – vượt qua di chứng tổn thương và giành lại cuộc đời bạn

Cuốn sách này rất nổi tiếng, được nhiều người đánh giá cao. Nó giúp chúng ta nhận ra rằng, đôi khi cảm giác “mình đang có một gia đình hạnh phúc” chỉ là ảo tưởng của bản thân mà thôi. Cuốn sách được chia thành 2 phần rõ rệt:

  1. Bố mẹ độc hại thường bạo hành tinh thần, thể xác hoặc tình dục con cái.
  2. Tác giả gợi mở những cách giải quyết cho mỗi vấn đề liên quan tới cha mẹ độc hại. Từ đó giúp đối tượng bị tổn thương có thể nhanh chóng thoát khỏi bóng đen, những nỗi đau quá khứ để tiến tới cuộc sống tương lai.
Bìa sách cha mẹ độc hại
Bìa sách cha mẹ độc hại

>> Bạn có thể xem thêm review sách cha mẹ độc hại, đọc sách online cha mẹ độc hại…

Sách thao túng tâm lý – nhận diện, thức tỉnh và chữa lành những tổn thương tiềm ẩn

Rất nhiều toxic parent đã dùng những biện pháp thao túng tâm lý từ nhỏ để khống chế con cái. Điều này có thể xuất phát từ những điều đơn giản mà chúng ta không thể ngờ tới. Như “làm sao mày có thể làm được việc đó”, “mày là một con ngu”…

Bìa sách thao túng tâm lý
Bìa sách thao túng tâm lý

Tất cả những lời nói này nhằm thao túng, thay đổi cách suy nghĩ của con cái. Từ đó, biến nó trở thành nô lệ trong cuộc sống của mình. Bạn cũng nên tham khảo cuốn sách này để có thêm những thông tin hữu ích.

Lời kết

Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn có những thông tin hữu ích liên quan đến cha mẹ độc hại. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong hành trình chữa lành tổn thương và sống một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.

Liên hệ với mình qua facebook: Đỗ Nhược