Tết Nguyên Đán là một trong những dịp trọng đại, đặc biệt được người Việt Nam coi trọng. Vào thời gian này, người dân thường nghỉ làm và tổ chức nhiều nghi lễ văn hóa, tâm linh khác nhau.

Trong bài viết này, hãy cùng Yến tìm hiểu về Tết Nguyên Đán 2021, Tết Nguyên Đán 2022 và mọi thông tin liên quan nhé.

Tết Nguyên Đán là gì?

Đây là ngày bắt đầu một năm mới
Đây là ngày bắt đầu một năm mới

Tết Nguyên Đán tiếng Anh là gì? Ngày lễ này được gọi trong tiếng Anh là Lunar New Year. Nó còn được mọi người gọi đơn giản là Tết Cả, Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền. Tại nước ta, khi nhắc đến Tết chúng ta đều nghĩ ngay đến ngày Tết này.

Tết vốn dĩ là cách đọc âm Hán – Việt của chữ “tiết”. Trong tiếng Hán, từ này có nghĩa là sự khởi đầu, sơ khai. Còn từ “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm.

Tết Nguyên Đán 2022 vào ngày nào dương lịch? Nó thường được tính như thế nào?

Ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta thường được tính dựa vào âm lịch – lịch mặt trăng. Nó sẽ muộn hơn khá nhiều khi so sánh với Tết Dương Lịch. Do có năm nhuận âm lịch, Tết âm không bao giờ diễn ra trước ngày 21/1 dương lịch cùng năm.

Thời gian diễn ra Tết cổ truyền thường là 14 ngày. Nó bắt đầu từ 7 ngày cuối cùng của năm cũ và 7 ngày đầu tiên của năm mới. (23 tháng chạp đến hết 7 tháng giêng).

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là gì?

Về tư liệu lịch sử

Lịch sử, sự bắt nguồn của Tết Nguyên Đán vẫn còn nhiều tranh cãi
Lịch sử, sự bắt nguồn của Tết Nguyên Đán vẫn còn nhiều tranh cãi

Rất nhiều nhà nghiên cứu đã tìm kiếm tư liệu nhưng vẫn chưa thể thống nhất về nguồn gốc của ngày lễ đặc biệt này. Hầu hết tài liệu cổ đều cho rằng ngày Tết này bắt nguồn từ Trung Quốc và người Việt Nam đón nhận nó trong 1000 năm bị đô hộ.

Tuy nhiên, sự tích Bánh chưng bánh dày của người Việt lại cho thấy nhân dân ta đã ăn Tết này từ thời Vua Hùng – trước khi Bắc Thuộc rất nhiều. Chính vì vậy, thông tin này chỉ mang tính tham khảo mà thôi.

Giả thuyết được nhiều người đồng ý nhất

Văn hóa Đông Á vốn thuộc nền văn minh lúa nước với đặc trưng là canh tác nông nghiệp. Để hoạt động sản xuất được tốt nhất, họ phân chia thời gian trong năm thành 24 tiết khí khác nhau.

Trong đó, tiết quan trọng bậc nhất chính là tiết khởi đầu của một chu kỳ. Tức là Tiết Nguyên Đán, sau này được gọi thành Tết Nguyên Đán. Không chỉ bắt đầu năm mới, đây còn là thời khắc đầu tiên của một chu kỳ gieo trồng, canh tác nông nghiệp.

Ý nghĩa của Tết cổ truyền là gì?

Với Người Việt, Tết không chỉ là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nó còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa khác biệt.

Giao thừa chính là thời điểm đánh dấu sự giao hòa của đất trời

Tết cổ truyền chính là dịp trời đất giao thoa
Tết cổ truyền chính là dịp trời đất giao thoa

Quan niệm của người phương Đông cho rằng, đây chính là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa. Con người, các sự vật sẽ trở nên gần gũi với thiên nhiên, thần linh hơn bao giờ hết.

Xa xưa, con người thường chọn thời gian Tết cổ truyền để bày tỏ lòng thành kính với Thần linh. Đáng chú ý nhất là các nghi lễ cúng thổ địa, thần mưa, thần sấm, thần nước… Từ đó, cầu mong một năm mưa thuận gió hòa với mùa màng bội thu.

Các nước ăn Tết Nguyên Đán với niềm tiên về sự “đổi mới”

Những ngày đầu năm mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng về sự làm mới. Đó là lúc mọi người đặt hy vọng về một năm mới an lành, sung túc, thuận lợi. Tất cả mọi người sẽ gác lại những điều không vui vẻ, không may trong năm cũ.

Chính vì vậy, mọi người thường tất bật dọn dẹp vào dịp cuối năm. Đồng thời thực hiện trang hoàng, sắm sửa nhà cửa sao cho thật đẹp đẽ, lung linh.

Ý nghĩa về sự đổi mới của Tết Nguyên Đán rất quan trọng
Ý nghĩa về sự đổi mới của Tết Nguyên Đán rất quan trọng

Về mặt tình cảm và tinh thần, mọi người cũng loại bỏ những chuyện không vui. Từ đó, xóa bỏ hiềm khích và gắn bó hơn với người thân để có tinh thần thoải mái và đón chào một năm mới thật nhiều niềm vui.

Các giai đoạn chính của ngày Tết

Nhìn chung, thời gian đón Tết âm lịch của nước ta khá dài. Những hoạt động cũng được dàn trải với nhiều nghi lễ khác nhau. Thông thường, chúng được chia thành những giai đoạn chính như sau:

  • Rằm tháng Chạp.
  • Cúng ông Công ông Táo.
  • Tất niên.

Tùy từng công ty cũng như các chính sách được ban hành, thời gian nghỉ Tết là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết đều tuân theo lịch nghỉ chung của nhà nước ban hành. Chính vì vậy mọi người thường xuyên tìm kiếm thông tin xem đến Tết Nguyên Đán còn bao nhiêu ngày, lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 là bao lâu.

Tìm hiểu về những hoạt động truyền thống trong ngày Tết âm lịch

Được xem là dịp đặc biệt nhất năm, Ngày Tết này được coi trọng với rất nhiều hoạt động khác nhau. Dưới đây, cùng điểm qua những hoạt động chính, phổ biến nhất nhé.

Mua sắm ngày Tết

Chợ Tết thường đông vui, tấp nập
Chợ Tết thường đông vui, tấp nập

Chợ Tết ở nước ta thường được tổ chức với quy mô lớn, ở mọi vùng miền, làng quê. Thông thường chợ sẽ được mở từ ngày 25 tháng 12 âm lịch cho đến chiều 30 Tết.

Trong phiên chợ này sẽ bán đầy đủ các nguyên liệu nấu ăn cần thiết cho ngày Tết. Như lá dong, lá nếp, bánh chưng… Đồng thời, các loại trái cây, hoa quả, cây cảnh hay đồ dùng mới cũng được bày bán.

Người dân Việt Nam đi chợ Tết không chỉ để mua hàng. Mọi người còn xem nó là một thú vui quan trọng trong ngày cuối năm.

Những hoạt động khác

  • Bày mâm ngũ quả.
  • Làm cây nêu.
  • Treo tranh, câu đối Tết.
  • Xin chữ ngày Tết.
  • Trồng cây, hoa Tết.
  • Tham gia các lễ hội mùa xuân.

Những nước ăn Tết Nguyên Đán trên thế giới

Không riêng Việt Nam, rất nhiều quốc gia ăn Tết Nguyên Đán
Không riêng Việt Nam, rất nhiều quốc gia ăn Tết Nguyên Đán

Hiện tại, Tết Dương lịch vẫn là ngày Tết lớn, được ăn mừng rộng rãi. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nước ăn mừng Tết Âm Lịch. Dưới đây là những nước nổi bật, ăn Tết Nguyên Đán giống Việt Nam:

  • Trung Quốc.
  • Hàn Quốc.
  • Triều Tiên.
  • Mông Cổ.
  • Singapore.
  • Malaysia.
  • Thái Lan.
  • Ấn Độ.
  • Bhutan.

Lời kết

Khung cảnh chợ hoa ngày Tết
Khung cảnh chợ hoa ngày Tết

Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về ngày Tết Nguyên Đán. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn.