Khu vườn mùa hạ đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt, phản hồi tích cực từ công chúng. Sau đó, Kazumi Yumoto tiếp tục trình làng Mùa thu của cây dương. Vẫn là những câu chuyện về trẻ nhỏ, sự trưởng thành của chúng với thời gian, cuốn sách này đủ sức gợi lên những rung cảm giản đơn, bình dị và nhiệm màu.

Bằng giọng văn tinh tế, thông điệp nhân sinh sâu sắc. Kazumi Yumoto sẽ khiến chúng ta bất ngờ. Hãy cùng Hải Yến Life tìm hiểu về tác phẩm tuyệt diệu trong bộ sách “3 mùa” của tác giả này nhé.

Giới thiệu nội dung sách

Phần này sẽ tiết lộ nội dung của cuốn sách Mùa thu của cây dương. Bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đọc.

Chiaki mới chỉ 6 tuổi khi cha của cô bé qua đời. Chỉ còn lại 2 mẹ con cô bé nương tựa lẫn nhau giữa cuộc sống, cùng nhau nếm trải sự cô độc của những người bị bỏ lại trên thế giới này. Không chỉ vậy, họ còn thấm đẫm nỗi khó khăn của sự thiếu hụt về kinh tế.

Bìa sách Mùa thu của cây dương nhẹ nhàng, ấn tượng được ấn hành bởi Nhã Nam
Bìa sách Mùa thu của cây dương nhẹ nhàng, ấn tượng được ấn hành bởi Nhã Nam

Cuộc sống của Chiaki cùng mẹ đã kéo dài tưởng như vô cùng, cho đến một ngày nọ, họ chuyển đến sống tại Trang viên Cây Dương. Ở đây, hai người đã bắt đầu cuộc sống mới với bà cụ chủ nhà móm mém, già nua, ưa sạch sẽ, khó tính và nấu ăn cực kỳ dở.

Kỳ lạ thay, chính người đàn bà già nua đó lại là điểm tựa để Chiaki tìm được niềm an ủi. Hai tâm hồn xa cách đến 40 năm tuổi đời lại có thể thân thiết, cùng tâm sự với nhau những điều nhỏ nhoi nhất. Và từng ngày, tâm hồn của Chiaki đã được hàn gắn lại, để cô bé sống một cuộc đời đúng, ý nghĩa hơn.

Nhưng 3 năm ở đó, là 3 năm Chiaki dần dần hồi phục, tìm kiếm được niềm vui của tuổi tho. Đến tận 20 năm sau khi trở về dự đám tang bà cụ, Chiaki mới được sống lại những kỷ niệm ngọt ngào thuở đó. Và cô gái cũng khám phá, tìm được rất nhiều sự thật đau đớn còn ẩn giấu lặng lẽ bên trong bản thân mình.

Sau khu vườn mùa hạ, một lần nữa Kazumi Yumoto khiến chúng ta lay động về tình người
Sau Khu vườn mùa hạ, một lần nữa Kazumi Yumoto khiến chúng ta lay động về tình người

Xuyên suốt cuốn sách này là hình ảnh cây dương trong Trang viên lặng lẽ thay đổi theo thời gian. Và nó như một nhân chứng quan sát, chứng kiến cuộc sống, sự đổi thay của thời gian đang bao phủ lấy tất cả mọi người. Tuy không phải một nhân vật thật sự, nhưng cây dương thật sự quan trọng. Nó là mắt xích không thể thiếu để chúng ta có 1 câu chuyện hoàn hảo.

>> Xem thêm: Những giấc mơ ở hiệu sách Morisaki.

Review sách Mùa thu của cây dương

Chiaki và nỗi đau mất cha cùng những nỗi đau cộng dồn

Với một cô gái nhỏ, việc người cha đột ngột qua đời đã đủ khiến cô đau khổ. Chiaki còn chịu đựng nỗi đau nhiều hơn khi mẹ cô – vì đau đớn nên ngày càng xa cách với con gái.

Trong thời điểm đó, 2 người chuyển đến sống ở một nơi xa lạ, với những con người chưa hề quen. Điều đó thực sự rất khó khăn. Và hàng trăm nỗi lo lắng đã xâm chiếm lấy tâm hồn cô gái nhỏ.

  • Chiaki sợ quên sách vở khi đi học.

  • Sau khi ra khỏi nhà, cô sợ rằng mình đã quên khóa cửa.

Chiaki đã trải qua một tuổi thơ thật tồi tệ với trái tim rớm máu
Chiaki đã trải qua một tuổi thơ thật tồi tệ với trái tim rớm máu

Thật tệ khi một cô bé 6 tuổi luôn phải suy nghĩ. Và cô luôn tâm niệm rằng “luôn luôn cẩn trọng để không phạm lỗi”, “Không bị lôi tuột vào những hố đen mà chẳng biết chúng sẽ xuất hiện khi nào và ở đâu trong cuộc đời”.

>> Xem thêm: Sách “Sau nửa đêm”

Rối loạn lo âu ở trẻ nhỏ – căn bệnh của Chiaki, của trẻ em trong thời đại mới

Trong tác phẩm này, Kazumi Yumoto đã đề cập thẳng thắn đến chứng rối loạn lo âu ở trẻ. Đây là một triệu chứng tâm thần rất phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Và chúng có nguy cơ đối diện với vấn đề này nhiều hơn nếu mới mất đi người thân.

Lại một lần nữa, chúng ta nhìn thấy trong sách của Kazumi Yumoto câu chuyện về tầm quan trọng của người lớn trong quá trình đồng hành, giúp những đứa trẻ vượt qua khó khăn. Sự chậm rãi và thinh lặng của một bà già là cần thiết để tạo khoảng trống yên ả. Từ đó, giúp những đứa trẻ non nớt có 1 điểm tựa để dựa dẫm, và cũng là sự tò mò làm chúng muốn khám phá, tin tưởng.

Cuốn sách đã trực tiếp nhắc đến chứng rối loại lo âu ở trẻ em
Cuốn sách đã trực tiếp nhắc đến chứng rối loại lo âu ở trẻ em

Trong cuốn sách này, những câu chuyện kể đứt đoạn, những quan tâm của bà cụ già không hẳn ân cần hay vồn vã. Nhưng chúng lại là sự quan tâm tinh tế mà bất kỳ ai cũng mong muốn có được. Chính bằng cách viết thư cho người trên thiên đường của bà ấy, Chiaki đã thực sự tìm thấy một nơi để sử chia, trút bỏ những điều rối ren trong đầu. Cô bé đã tự tin trò chuyện với người cha đã chết, yên tâm trở thành một người bạn đồng cảm, an ủi của mẹ trong những ngày đau đớn ấy.

Trang viên Cây Dương – nơi những đốm lửa nhỏ cứu rỗi cuộc đời Chiaki

Bà cụ chủ trang viên, cô hàng xóm Sasaki, Osamu nhỏ bé và mọi việc diễn ra ở Trang viên Cây Dương đều là những đốm lửa nhỏ bé. Chúng yếu ớt, nhưng nhen nhóm lên những tình cảm ấm áp từ sự chân thành.

Những ngày ở Trang viên Cây Dương đã cứu vớt cuộc đời Chiaki
Những ngày ở Trang viên Cây Dương đã cứu vớt cuộc đời Chiaki

Nhờ những ngọn lửa đó, cô bé Chiaki đã bắt đầu hành trình trưởng thành của mình. Sự khởi nguồn đó giúp cô vững tin hơn để đi trên con đường đơn độc, nhiều nước mắt của tuổi thơ. Và ở đó, cô bé cũng có đủ sự ấm áp để nhận ra rằng mình được vỗ về yêu thương. Giống như hình ảnh một buổi chiều thu chớm lạnh, mấy bà cháu cùng ngồi nướng khoai ngoài sân giữa tiết trời đẹp đẽ.

>>> Xem thêm: Khu vườn mùa hạ – Tình bạn, cái chết và nỗi buồn của sự trưởng thành.

Sự kết nối giữa người với người chính là mạch máu ngầm chảy trong tâm hồn chúng ta

Bà cụ đã chỉ cho Chiaki cách viết thư. Và đó là cách đơn giản giúp cô bé này được xoa dịu sau những đớn đau của cuộc đời. Nỗi buồn của cô bé Chiaki 6 tuổi năm ấy đã vơi đi, nhẹ nhàng hơn. Và cũng chính cách viết thư đã giúp Chiaki ở tuổi 26 tìm lại được con người của mình trong cuộc sống.

Khi đã trưởng thành, cô gái Chiaki đã đối diện với rất nhiều khủng hoảng giữa xã hội Nhật đầy khắc nghiệt. Đã có lúc kiệt quệ, cô gái nhỏ muốn chết đi như cách cứu cánh cuối cùng. Ở Chiaki, những nỗi đau, sự ám ảnh về cái chết của cha, nỗi oán giận mẹ khi bỏ bê cô thời thơ ấu đã phần nào trở thành một bóng ma. Nó ôm trọn, dần dần cuốn lấy tâm hồn của cô bé và gặm nhấm mỗi ngày.

Sự kết nối giữa người với người thực sự vô cùng quan trọng
Sự kết nối giữa người với người thực sự vô cùng quan trọng

Nhưng thật kỳ lạ, trong chính hành trình tìm về để tiễn bà cụ về thế giới bên kia, Chiaki đã được đọc những lá thư mẹ mình viết. Lá thư đã bà gửi cho người chồng đã chọn cái chết bằng cách tự vẫn, để lại 2 mẹ con cô. Và qua đó, phần nào Chiaki thấy hiểu được sự im lặng đầy giận dữ và đau đớn của mẹ. Người mẹ đau đớn ấy cũng có tình yêu thương mãnh liệt, nhưng bà lại dùng cách dằn lòng, đè nén để chôn chặt tình yêu ấy trong lòng của mình.

Tất cả những gì người mẹ đớn đau ấy làm chính là vì muốn che chở cho cô con gái nhỏ. Bà không muốn Chiaki đối diện với những sự thật khốc liệt về cái chết của người cha, sự đớn đau của cuộc sống khi cô còn quá nhỏ.

Bằng những lá thư để lại, Trang viên Cây Dương, bà chủ đã giúp Chiaki “sống lại” thêm một lần nữa. Khoảnh khắc ấy, Chiaki – 26 – tuổi hiểu rằng mình cần phải sống. Cô biết những kết nối giữa con người với người mới là những mạch máu ngấm ngầm chảy trong bản thể. Đó chính là nguồn dinh dưỡng nuôi sợ sống đời đời.

Con người cần có nhau trong cuộc đời này
Con người cần có nhau trong cuộc đời này

Không chỉ những kết nối mong manh giữa người sống – người chết. Mối quan hệ giữa những người thân dần dần trở nên xa lạ vì thiếu đi sự thấu hiểu, ngại ngần giãi bày cũng rất cần thiết. Chính những mạch máu kết nối ấy sẽ trường tồn với thời gian. 

Giống như cây dương trong vườn của cụ bà năm ấy, dẫu Chiaki lớn lên, người đàn bà già nua chết đi, thời gian trôi mải miết, cây dương vẫn đứng đó, vươn người tự hào vì những điều tử tế, sự tốt đẹp của con người vẫn luôn còn trong cuộc sống này.

Đôi chút cảm nghĩ về cuốn sách Mùa thu của cây dương – Haiyenlife

Cuốn sách là một góc nhìn mới mẻ về lẽ sống, cái chết

Chiaki đã mất cha. Nhưng trong tâm trí cô bé còn nhỏ xíu đó, thì người cha không còn ở đó đã trở thành một nỗi ám ảnh đến mức bất thường. Cô bé đã hoang mang, không đủ sức để tin vào sự thật đó. Và bất kỳ điều gì Chiaki làm mỗi ngày đều phần nào đó gợi nhớ về người cha cô yêu thương.

Cuốn sách giúp chúng ta có thêm góc nhìn về cái chết, sự kết nối giữa 2 thế giới
Cuốn sách giúp chúng ta có thêm góc nhìn về cái chết, sự kết nối giữa 2 thế giới

Trong những giây phút tối tăm nhất của tuổi thơ, bà cụ chủ nhà nhàm chán ấy đã cứu giúp Chiaki. Bà mang đến cho cô bé những câu chuyện tưởng tượng của mình. Quan trọng nhất trong số đó là việc viết thư, gửi gắm nó cho những người sắp từ giã cõi đời thì sẽ gửi được đến những người thân đã khuất.

Bạn và tôi, hầu hết chúng ta đều tin rằng cái chết là sự chia li vĩnh viễn. Nó ngăn cách người sống với người chết. Nhưng Kazumi Yumoto đã gợi mở một góc nhìn rất khác, ở góc nhìn đó, chúng ta có thể thấy được khoảng cách giữa người sống và người chết. Chúng ta hoàn toàn có thể tìm một “người đưa thư” để liên lạc lại với những người mình yêu thương ở thế giới bên kia.

Chết không phải là hết. Chết chỉ là sự chờ đợi ở thế giới bên kia. Là nơi những người chúng ta yêu thương vẫn luôn chờ đợi một người đưa thư mang tới những lời nhắn gửi cả đớn đau lẫn nhẹ nhàng.

Mùa thu của cây dương và những lời nói dối vô hại, sự hy sinh không lời, không toan tính

Đọc cuốn sách này của Kazumi Yumoto, có hai lời nói dối quan trọng nhất bạn cần ghi nhớ.

  1. Lời nói dối của bà chủ nhà có phần gàn dở rằng thực sự tồn tại những người đưa thư của người sống sang thế giới bên kia cho người đã chết. Bà nói với Chiaki rằng cô bé hãy viết những lá thư gửi cha, bà sẽ thay cô mang những lá thư đó đến tận tay người cha cô yêu thương.

  2. Đó là lời nói dối của mẹ Chiaki về cái chết của cha cô bé. Bà nói ông chết vì tai nạn để giấu đi sự thật rằng ông lựa chọn cách kết thúc cuộc đời mình. Và chính điều đó khiến bà vùi mình trong im lặng, bà chấp nhận sự đau đớn của riêng mình, chấp nhận để con oán trách mình thay vì để cô bé tuyệt vọng hơn.

Một lời nói dối đúng lúc, có thể cứu sống một đời người
Một lời nói dối đúng lúc, có thể cứu sống một đời người

Em định cứ tiếp tục nói với Chiaki của chúng ta rằng anh đã chết vì TNGT. Có lẽ giấu một đứa trẻ việc bố nó tự vẫn là điều hiển nhiên, nhưng em nghĩ rằng với Chiaki, bí mật ấy cần phải được giữ kín lâu hơn.

Nói dối một đứa trẻ không phải việc người lớn nên làm. Và việc đó cũng chẳng dễ dàng chút nào. Nhưng để bảo vệ tâm hồn yếu ớt, ngây thơ của Chiaki, bà chủ nhà, người mẹ đã chọn cách đó.

Cả hai người đã đưa ra những lời nói dối bất đắc dĩ. Nó không chỉ là liều thuốc cho Chiaki, mà còn là sự hy sinh thầm lặng của hai người phụ nữ lớn tuổi, tin rằng mình cứng cáp hơn và có trách nhiệm bảo vệ cô bé con 6 tuổi ngày ấy.

Họ khiến cho cô gái nhỏ tin rằng, cha cô đã chết vì tai nạn, nhưng ở đâu đó, ông vẫn luôn theo dõi, chở che cho người con gái yêu thương. Và điều đó khiến tuổi thơ của Chiaki không xám xịt đen tối mà có chút ấm áp, màu hồng ngọt ngào. Rõ ràng, lời nói dối đã trở thành liều thuốc tiên, chữa lành tâm hồn Chiaki đang rỉ máu đớn đau.

Giọng văn nhẹ nhàng, dư âm sâu lắng

Với mình, Mùa thu của cây dương không chỉ đơn thuần là một cuốn sách dành cho thiếu nhi. Dường như Kazumi Yumoto viết cuốn sách này cho tất cả chúng ta – những người từng là một đứa trẻ – những người từng cô đơn, loay hoay tìm cách chữa lành và hàn gắn tâm hồn/bản thể của mình.

Cuốn sách được viết lên bằng ngôn từ giản dị, sự đặc trưng nhẹ nhàng, kể chuyện bình thản của văn học Nhật. Nó dịu dàng, đôi chút se sắt như một làn gió nhẹ cuối thu. Bằng lối kể tự sự, hồi tưởng độc đáo, Kazumi Yumoto giúp chúng ta đi vào hành trình của cảm xúc đủ đầy những cung bậc.

Sự nhẹ nhàng của văn chương trong cuốn sách Mùa thu của cây dương giống như những thảm lá vàng vậy
Sự nhẹ nhàng của văn chương trong cuốn sách Mùa thu của cây dương giống như những thảm lá vàng vậy

Mùa thu của cây dương sẽ giúp bạn tìm được bản thể của mình. Những dư âm trong trẻo, sự ấm áp của tình yêu thương con người là đủ cho cuốn sách này. Và bạn biết không, nó sẽ phần nào giúp bạn có thêm sức mạnh để hàn gắn, vượt qua những mất mát, dở dang và đớn đau trong cuộc đời mình. 

Sẽ không ngoa khi nói cuốn sách này sẽ trải một thảm lá vàng tuyệt đẹp của mùa thu vào tâm hồn người đọc. Hãy tận dụng điều đó để mộng mơ, rung cảm và giữ lại cho mình những xúc cảm thật đẹp về tuổi thơ, về trang sách và Trang viên Cây Dương cổ tích.

Những trích dẫn thú vị trong Mùa thu của cây dương

Mình thật sự mê văn học Nhật. Không có nhiều cao trào, nhưng chúng khiến mình đắm vào từng trang sách với những câu nói, tình tiết đầy ý nghĩa. Dưới đây là một vài trích dẫn hay trong cuốn sách này mình muốn chia sẻ với bạn.

Trích dẫn sách mùa thu của cây dương
1.
Trích dẫn sách mùa thu của cây dương
2.
Trích dẫn sách mùa thu của cây dương
3.
Trích dẫn sách mùa thu của cây dương
4.
Trích dẫn sách mùa thu của cây dương
5.
Trích dẫn sách mùa thu của cây dương
6.
Trích dẫn sách mùa thu của cây dương
7.
Trích dẫn sách mùa thu của cây dương
8.
Trích dẫn sách mùa thu của cây dương
9.

Hy vọng bạn yêu thích bài Review sách Mùa thu của cây dương của mình. Hy vọng được gặp lại bạn trong những bài viết khác. Chân thành cảm ơn!